Skip to main content

Vùng đất này ở Hải Dương vào làng thấy toàn biệt thự bề thế, hỏi ra dân giàu là do con đặc sản trời cho

ʙáɴ con rươi, con cáy, ʙáɴ lúa hữu cơ thu tiền tỷ

Trò chuyện với Dân Việt, ông Phạm Văn Tơ, 72 tuổi, một trong những người làm nghề khai thác rươi sớm nhất ở thôn An Định phấn khởi chia sẻ về cuộc sống của gia đình, về hành trình đến với nghề khai thác rươi và sự đổi đời nhờ con rươi.

Năm 1991, ông Tơ nghỉ hưu với quân hàm thiếu tá. Lúc này, 4 mặt con còn nhỏ, đang tuổi ăn tuổi lớn nên ông chưa thể “vui thú điền viên” được. Ngược lại, ông phải đương đầu trong “cuộc chiến” với đói nghèo, với mưu sinh cơm áo gạo tiền.

Làm nhiều công việc khác nhau, năm 2003, ông Tơ đấu thầu 4,5 ha đất ngoài bãi sông Thái Bình để đào 10 ao thả cá. Ông đã phải bỏ bao công sức, tiền bạc. Cuối cùng 10 ao nuôi đã đi vào sản xuất và cho thu lãi vài trăm triệu đồng/năm. Cuộc sống gia đình ông dần có bát ăn bát để.



ʙɪệᴛ thự khang trang của một gia đình đầu tư khai thác con rươi ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đang ổn định với con cá, năm 2009, ông Tơ tiếp tục “cuộc cách mạng” thứ 2 trên đồng bãi, đó là bỏ nuôi cá chuyển sang khai thác rươi. 

Ông Tơ tâm sự, khi chuyển sang cải tạo ao đầm để khai thác con rươi, dân làng bảo ông là dở hơi, là “hâm hấp”. Vì đang nuôi con cá hiệu quả, ổn định giờ phá ao thành ruộng rươi phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên không biết có nên cơm nên cháo gì không. 

Khi chuyển sang nuôi rươi, ông Tơ chỉ giữ lại 2,5 ha, còn 2 ha ông để lại cho em trai. Ông chia 2,5 ha làm 2 ruộng lớn để khai thác rươi. Ngoài chủ lực khai thác rươi, ông Tơ còn kết hợp với trồng lúa hữu cơ và khai thác con cáy đã giúp cho cuộc “cách mạng” lần 2 của ông thành công hơn rất nhiều với cuộc “cách mạng” lần 1 đào ao nuôi cá.



Khi chỉ với 2,5 ha ruộng rươi, mỗi năm ông Tơ thu hoạch trên 3 tấn rươi, 9 tấn lúa hữu cơ, 1 tấn cáy.  Doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí ông còn lãi khoảng 1 tỷ đồng. Nhiều năm liền gia đình ông Tơ luôn đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp trung ương.

Nhờ khai thác rươi, người dân xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã xây dựng được nhiều ngôi nhà mới, ʙɪệᴛ thự mới bề thế, với nhiều kiểu dáng kiến trúc hiện đại, khang trang. Ảnh: Nguyễn Việt.

Nhờ con cá, con rươi, vợ chồng ông Tơ đã nuôi các con ăn học thành tài, khiến trong làng ngoài xã ai cũng khâm phục vợ chồng ông. Giờ các con ông, ai cũng có cuộc sống sung túc khá giả.



Con trai lớn Phạm Văn Tạo, học Đại học Kiến trúc, hiện đang sinh sống trong TP Hồ Chí Minh. Giờ anh Tạo là Thạc sĩ, Kiến trúc sư, Doanh nhân khi anh thành lập doanh nghiệp chuyên thiết kế, thi công, xây dựng nhà ở và hoạt động hiệu quả.

Người con thứ 2 là Phạm Văn Tú, học Đại học Hàng hải. Anh Tú giờ là Thạc sĩ công tác tại một trường Cao đẳng nghề ở TP Hải Phòng. Người con thứ 3 là Phạm Thị Lương, học Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện sinh sống ở TP Hồ Chí Minh, công tác tại một Ngân hàng lớn.

Còn con trai út là Phạm Văn Toáɴ, công tác ở xã và thay bố tiếp quản công việc khai thác rươi. Nhờ tích cóp từ làm rươi, anh Toán cũng tự thưởng cho mình một ngôi nhà mới khang trang, kiến trúc hiện đại, trị giá hơn 3 tỷ đồng.



Ông Phạm Văn Tơ, 72 tuổi, trú tại thôn An Định, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) trò chuyện với PV Dân Việt về mô hình cải tạo đồng ruộng, ao đầm, làm cho môi trường sinh thái tốt lên để khai thác con rươi, con cáy đặc sản, trồng lúa hữu cơ trên đồng đất quê hương. Ảnh: Nguyễn Việt.

Tuy tiền bạc rất quan trọng trong cuộc sống và ông Tơ đã phải đổ bao công sức, trí tuệ, mồ hôi và tiền bạc để ᴋɪếᴍ tiền, để có nhiều tiền cho cuộc sống không khó khăn nhưng ông lại tâm đắc một điều đó là các con ông được ăn học, trưởng thành và thành đạt, sống có hiếu đễ với bố mẹ, thế là ông vui



“Tài sản quý giá nhất của chúng tôi là những người con đã trưởng thành, có cuộc sống hạnh phúc, thành đạt. Nhìn các cháu như vậy, vợ chồng tôi vui lắm. Chứ nhiều tiền nhiều của mà con cái không đâu vào đâu cũng buồn lắm” – ông Tơ chia sẻ.

Nông dân lên đời ʙɪệᴛ thự, nhà vườn nhờ con rươi

Đến thôn An Lao, điều dễ nhận thấy nhất là nhiều ngôi nhà khang trang, kiến trúc hiện đại mọc lên san ꜱáᴛ. Nhà nào đất rộng sẽ xây theo kiểu dáng ʙɪệᴛ thự, hay nhà vườn mái Thái. Trò chuyện với ông Phạm Văn Mên, trưởng thôn An Lao ông xác nhận nhiều nhà to đẹp của người dân trong thôn là của những người làm rươi.

Theo ông Mên, thôn An Lao có 580 hộ, trong đó có 170 hộ làm nghề khai thác rươi với tổng ᴅɪệɴ tích hơn 37 ha. Các hộ còn lại chủ yếu cấy lúa và đi làm công nhân trong các công ty đóng trên địa bàn huyện.



Người dân thôn An Lao phát triển nghề khai thác rươi khá sớm, từ những năm 90 của thế kỷ trước và phát triển mạnh từ những năm 2000 trở lại đây. Hiện trong thôn, nhiều hộ có ᴅɪệɴ tích khai thác rươi lớn như: Hộ anh Vũ Huy Hời có 25 mẫu, Phạm Văn Thắng có 15 mẫu, Vũ Huy Du có 12 mẫu, còn chủ yếu là những hộ 1 vài mẫu, hay 5 – 7 sào.

Ông Tơ đã gắn bó với chiếc xăm thu hoạch con rươi này hơn chục năm nay để khai thác rươi, thay đổi cuộc sống. Ảnh: Nguyễn Việt.

Hiện những hộ khai thác rươi ở An Lao đạt năng suất bình quân 30 kg rươi/sào. Hộ ít 5 – 7 sào cũng thu được 50 – 70 triệu đồng, hộ một vài mẫu cũng thu được một vài trăm triệu đồng, còn những hộ trên chục mẫu thu tiền tỷ. “Với mức thu cao như vậy, sau nhiều năm tích cóp, việc xây ʙɪệᴛ thự, nhà vườn đối với dân làm rươi ở An Lao là rất bình thường” – ông Mên cho hay.



Ông Mên dẫn chúng tôi đi vòng quanh thôn. Mỗi khi dừng lại trước căn ʙɪệᴛ thự, nhà vườn nào ông cũng đều giới thiệu cho biết chủ hộ là ai, có bao nhiều ᴅɪệɴ tích khai thác rươi. Nhìn những ngôi nhà nguy nga, tráng lệ giữa vùng quê yên bình mà tôi cứ ngỡ đó là những ngôi nhà của các đại gia ở thành phố.

Ông Mên dẫn tôi vào nhà anh Phạm Văn Thắng, xóm Dân Chủ, một hộ làm rươi trong thôn. Ngôi nhà mái Thái anh Thắng mới xây dựng cộng nội thất vào, trị giá gần 2 tỷ đồng. Số tiền này, anh Thắng tích cóp sau nhiều năm từ nghề khai thác rươi.

Ông Tơ bên khu đầm rộng được cải tạo từ ao nuôi cá chuyển sang đầm nuôi rươi. Ảnh: Nguyễn Việt.



Anh Thắng bắt đầu khai thác rươi từ năm 2003. Hiện anh có 8 mẫu khai thác rươi, năm ít được hơn 1 tấn, năm nhiều hơn 3 tấn. Mỗi năm, tùy năm ít năm nhiều, anh Thắng thu từ 500 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng.

Anh Thắng cho biết, nhờ làm nghề khai thác con rươi, gia đình anh mới có kinh tế khá giả, cơ ngơi khang trang như hôm nay.

Ông Phạm Văn Thiệp, Phó Chủ tịch UBND xã An Thanh đánh giá, đối với bà con sản xuất lúa hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy cho giá trị thu nhập trên một đơn vị ᴅɪệɴ tích cao hơn nhiều so với bà con.chỉ sản xuất lúa đơn thuần.

Theo lãnh đạo xã cho biết, xã An Thanh có khoảng gần 600 hộ làm nghề khai thác rươi cáy kết hợp với trồng lúa hữu cơ, với tổng ᴅɪệɴ tích 137 ha ngoài bãi. Nhờ quy trình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp với khai thác con rươi con cáy hiệu quả nên giá trị kinh tế trên 1 đơn vị ᴅɪệɴ tích cao, từ 300 – 400 triệu đồng/ha.



Nhà văn hóa thôn An Lão, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hài Dương) khang trang là có sự đóng góp không nhỏ của các hộ dân khai thác rươi, cáy, trồng lúa hữu cơ. Nông thôn mới nâng cao xã An Thanh này càng giàu có, sạch đẹp, văn minh. Ảnh: Nguyễn Việt.

Để tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh tế của người dân và địa phương, xã tiếp tục quy hoạch và xây dựng phát triển 214 ha ᴅɪệɴ tích trong đồng của thôn  An Định, Thanh Kỳ và bổ sung ngoài kế hoạch thêm một số ᴅɪệɴ tích của thôn An Lao để phát triển mô hình sản xuất lúa hữu cơ một vụ kết hợp với khai thác rươi, cáy. Lúc đó sẽ thu hút thêm hàng trăm hộ nông dân tham gia sản xuất lúa hưu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy.



“Khi sản xuất phát triển, thu nhập, cuộc sống của người dân làm rươi được nâng cao sẽ góp phần rất nhiều trong việc thực hiện tốt các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã như: Tiêu chí tổ chức phát triển sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP, tiêu chí thu nhập, nhà ở, giảm nghèo bền vững, cũng như tác động nhiều đến các tiêu chí môi trường, giao thông, giáo dục, y tế…” – ông Phạm Văn Thiệp đánh giá thêm.