Skip to main content

Vợ nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng lừa đảo trên 120 tỷ đồng, đối mặt khung hình phạt nào?

Vợ nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị ᴛʀᴜʏ tố 2 tội danh

Viện KSND tỉnh Lâm Đồng đã hoàn tất cáo trạng ᴛʀᴜʏ tố bà Bùi Thị Mai Liên (48 tuổi), vợ nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng, về các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cách đây gần 2 năm bà Liên, nguyên Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng bị nhiều người tố cáo lợi dụng uy tín, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một trong những khu đất được bà Mai Liên đưa ra để thực hiện hành vi Lừa đảo. Ảnh IT.

Sau đó bà Liên bị khởi tố và bắt tạm giam, còn ông Đ.X.S, chồng bà Mai Liên, có đơn xin thôi chức giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng và bị điều động làm chuyên viên của một công ty lâm nghiệp ở huyện Bảo Lâm.



Sau gần 2 năm điều tra, thu thập các chứng cứ, các cơ quan chức năng xác định khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2020, bà Liên và các đồng phạm chiếm đoạt của khoảng 40 bị hại trên 120 tỉ đồng. Trong đó gần 56 tỉ đồng là trách nhiệm hình sự, số còn lại là Qᴜᴀɴ ʜệ dân sự.

Thủ đoạn của Liên là thu nhận, chuyển nhượng nhiều thửa đất có ᴅɪệɴ tích lớn của nhiều người dân trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Sau đó, Liên nhờ ông P.H. (ngụ TP Đà Lạt) vẽ sơ đồ dự kiến phân thành nhiều lô nhỏ với mục đích tách thửa, chuyển nhượng để ᴋɪếᴍ lời.

Bị can Liên tự chia và sở hữu khoảng 70 lô đất, tài sản gắn liền với đất, sau đó giao ᴅịᴄʜ ᴍᴜᴀ ʙáɴ chồng chéo với hàng chục người.



Khung hình phạt cao nhất là chung thân

Ở góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tội danh mà vợ nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị ᴛʀᴜʏ tố được quy định tại các Điều 174, 175 Bộ luật hình sự 2015.

Trong đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mức phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên…

Còn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có mức phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.



Theo quy định hiện hành, với số tiền lừa đảo trên 120 tỷ đồng, trong đó 56 tỷ đồng là thuộc trách nhiệm hình sự và bị ᴛʀᴜʏ tố về hai tội danh, người bị chứng minh là có tội có thể sẽ đối mặt với khung hình phạt cao nhất là chung thân.

Bình luận thêm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư Hòe cho biết, đặc điểm nổi bật của tội này là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt và là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội.

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.



Nếu thủ đoạn gian dối có sau khi người phạm tội nhận được tài sản sẽ không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thể, thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi phạm tội khác.

Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người phạm tội sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ quyền hạn, giả danh các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để thông qua việc ký kết hợp đồng…

Thực tế để xác định hành vi gian dối, thường căn cứ vào các chứng từ, tài liệu, giấy tờ giả (như Hợp đồng ᴍᴜᴀ báɴ, Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.…) mà đối tượng dùng để tạo niềm tin cho chủ tài sản, làm cho chủ tài sản tin để giao tài sản để xác định.



Thời điểm hoàn thành tội phạm được xác định từ lúc người phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho mình hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.