Skip to main content

Vĩnh Phúc: Thực hư lời đồn bí ẩn ở chùa cổ mang tên Địa Ngục nằm sâu hun hút, hoang vu trong khu rừng già

Với chút tài liệu ít ỏi còn lại, đến nay bí ẩn về ngôi chùa Địa Ngục vẫn chưa được giải mã?

Kỳ 1: Dấu chân còn lại của người “muôn năm cũ” trong khu rừng già

Chuyến đi của chúng tôi khá phiêu lưu khi bắt đầu với những chiếc gùi đeo sau lưng. Gùi ở vùng này quả là khó ᴋɪếᴍ, may thay, trong nhóm, anh bạn tôi có họ hàng ở đồng bào dân tộc Sán Dìu, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo nên chúng tôi thuận lợi “hóa trang” thành người bản vào rừng hái ᴛʜᴜốᴄ.

Chùa Địa Ngục được dựng tạm trên dấu tích cũ trong Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).

Không biết hiểm nguy thế nào, cứ chuẩn bị kỹ là hơn! Bởi trước khi tìm tới ngôi chùa cổ với bao lời đồn đoán ma quái, nào là “Rừng ma Ao Dứa”, chùa hoang, tên “Địa Ngục” như gợi về chốn ma quỷ và bí hiểm nhiều câu chuyện…



Tuy là đường nhưng lại không phải là đường vì đoạn có lối đi, đoạn bị cây cối chắn ngang, um tùm, trên thân cây đã có những đụm nấm mọc; vừa đi, chúng tôi vừa luồn cây mở đường. 

Theo đường mòn từ một ngọn núi xã Minh Quang đi tới khu rừng già, chúng tôi cũng mất hơn 5 tiếng đồng hồ mới tới nơi; đúng là nhiều người không có sức khỏe và quyết tâm thì dễ bỏ dở giữa chừng.

Lo lắng trên đường có thể gặp lâm tặc hay rắn rết… chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần và những vật dụng cần thiết như ᴛʜᴜốᴄ bôi, ᴛʜᴜốᴄ tránh rắn, vắt, muỗi…; ᴅᴀᴏ quắm để sẵn sàng gặp cây rậm là phạt lấy lối đi; gậy tre để tránh trơn trượt. Trong gùi, cũng có ít lương khô và bình tông đựng nước uống.



Băng qua trùng trùng, lớp lớp cây cối, chủ yếu là tre và măng rừng khá nhiều, càng đi, chúng tôi càng thấy rậm rạp, lạnh lẽo và âm u. Trời không có nắng, thi thoảng lại bắt gặp những xác rắn bỏ lại, những con vắt nhảy lách tách phía ngoài giày…

Có quãng, phải lội qua những con suối nhỏ gập ghềnh dễ trơn trượt, có đoạn lại băng qua đến chục con dốc cao. Nghỉ lại đi, tiếng chim rừng líu lo làm chúng tôi phấn chấn hơn, vài cành phong lan lấp ló nụ vàng hé nở. Đâu đó có dấu chân của một người để lại!

Dấu chân không to, có vết ngón dài và gầy, có thể đoán là của một người phụ nữ… Chúng tôi lần theo vết chân ấy…tiến sâu vào trong!



Cảm giác rờn rợn đan xen, bao phủ. Cuối cùng thì dấu chân ấy cũng đưa chúng tôi đến với ngôi chùa như lời đồn đoán! Chùa Địa Ngục có cách đây hàng trăm năm mà nhiều bí ẩn chưa được khám phá.

Vén những lớp lá trúc xanh, chúng tôi tới ngôi chùa càng gần… Tịnh không, hoang vắng đến lạnh người! Trước mắt chúng tôi, lác đác vài ngôi mộ cổ hiện ra đã bị rêu xanh phủ đầy… 

Giữa không gian u tịch xuất hiện thấp thoáng một bóng người gầy mang dáng dấp và ở độ tuổi “thập cổ lai hy”. Bà mặc chiếc áo nâu sờn vai, vận chiếc quần đen chất vải xa tanh và đi đôi dép nhựa màu xanh xám cũ kỹ. Tới gần, nhìn rõ khuôn mặt bà nhăn nheo nhưng phúc hậu, mắt sáng, đặc ʙɪệᴛ đôi tai bà không được bấm lỗ để đeo khuyên như mọi người. Bà dừng quét dọn, nhìn chúng tôi và cũng khá đề phòng.



Có lẽ, không tiếp xúc với ai thường ngày nên chọn lựa cách cẩn trọng, không giao tiếp đã quen thuộc với người đàn bà “cũ kỹ” này! Chúng tôi chào bà và ân cần hỏi thăm, lân la nói chuyện hồi lâu mới được bà hồi đáp! Bà cho biết đã 70 tuổi! Có lẽ người đàn bà “thập cổ lai hy” này lại đang nắm giữ khá nhiều bí mật về ngôi chùa?

… Bà bắt đầu nói về chùa Địa Ngục! Có lẽ bà là một trong số người ít ỏi, hiếm hoi biết và hiểu về ngôi chùa này. Bà kể, từ khi lên 8 tuổi đã được một thầy sư cho theo lên chùa chấp táp và học đạo! Lúc ấy, chùa được xây bằng đá ong rất công phu, ᴅɪệɴ tích khiêm tốn nhưng ấm cúng, linh thiêng giữa rừng! 



Rất nhiều các vị cao tăng đã đến đây học thiền, tu đạo. Có lẽ, quang cảnh u tịch, linh thiêng như chốn bồng lai đã khiến họ “không vướng bận trần thế” và không bị tác động bởi bất cứ thứ gì để có thể thành đạo!

Người đàn bà 70 tuổi nhìn chúng tôi ngấn lệ khi nhắc tới thầy của mình! Có lẽ thầy của bà đã mất tại đây! Giọng bà trùng xuống: “Bà còn sống ngày nào, còn sức khỏe thì sẽ tiếp tục đến đây quét dọn, hương khói!”. Suốt cuộc đời gắn bó với rừng, đã mấy chục năm qua, bà chỉ đến chùa làm công quả, chăm lo, bảo vệ!

Bà chia sẻ: “Khi được dẫn tới đây, lúc ấy đã có ngôi chùa này, không biết là từ bao giờ nhưng khá cổ kính… Một thời gian, khi không còn ở đây thường xuyên nhưng ngày Rằm, mồng Một hằng tháng bà vẫn tới dọn dẹp, thắp nhang, thỉnh chuông để chùa đỡ lạnh lẽo! Có thời gian, bà cũng thấy một sư thầy ở chùa Nga Hoàng có lên đây cùng đệ tử, họ lên tụng kinh, bái Phật rồi về”.



Con đường thử thách sự kiên trì của du khách khi tới thăm chùa Địa Ngục.

Cuộc gặp gỡ chỉ trong vòng 40 phút và bà cũng không hé ʟộ thêm điều gì… Bà không muốn nói nhiều về mình! Và cũng không cho chúng tôi biết tên. “Có duyên sẽ gặp lại” – câu nói của bà khi chia tay làm chúng tôi trăn trở!

Bà đã trở thành người “muôn năm cũ” khá rõ về ngôi chùa và những diễn biến ở đây. Ngôi chùa một thời gian dài không có người trông nom! Nhưng, vượt hiểm nguy, sống can trường giữa khu rừng giá lạnh với bao thiếu thốn, cụ bà vẫn tâm đức, cần mẫn chăm nom cho ngôi chùa. Cũng chính vì thế mà ngôi chùa cổ Địa Ngục bao năm qua không có kẻ xấu xâm hại, mất mát đi vật cổ.



Và dấu chân để lại kia chính là của người “muôn năm cũ” ấy, cứ vài ba tuần lại một mình lội suối, vượt qua rừng già để đến trông nom, quét dọn ngôi chùa dường như đã bị lãng quên này!.

(Còn nữa…).