Skip to main content

Vĩnh Phúc: Nông dân nuôi con gì ở dưới ao để mỗi năm “đẻ ra“ 10.000 viên ngọc quý?

Với hình thức nuôi gối vụ 20 nghìn con trai, mỗi năm anh Nguyễn Văn Tùng, xã Hướng Đạo (Tam Dương) thu hoạch khoảng 10 nghìn viên ngọc. Ảnh: Thế Hùng

Vĩnh Phúc có gần 7.000 ha ᴅɪệɴ tích nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên.

Những năm gần đây, lĩnh vực thủy sản của tỉnh khá phát triển với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi trong ao, đầm, nuôi hồ chứa, nuôi bể, nuôi lồng.

Phương thức nuôi ʙáɴ thâm canh và thâm canh ngày càng được mở rộng (khoảng 4.000 ha).

Nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung, mang lại hiệu quả cao như sản xuất, ương dưỡng và kinh doanh giống thủy sản ở các xã: Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến (Vĩnh Tường); nuôi cá thương phẩm ở các xã: Phú Đa, Tuân Chính (Vĩnh Tường), Tam Hồng, Yên Đồng, Nguyệt Đức, Liên Châu (Yên Lạc).



Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại thủy sản, giai đoạn 2016-2020, tỉnh hỗ trợ gần 600 ha nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp, cá chép lai 3 máu; 490 máy sục khí tạo ô xi cho các hộ nuôi cá thâm canh…, đưa năng suất nuôi cá giống mới thâm canh đạt bình quân 12 tấn/ha/vụ, cao hơn gần 10 tấn/ha/vụ so với nuôi cá truyền thống, góp phần tăng giá trị sản phẩm NTTS từ 153 triệu đồng/ha năm 2017 lên 170 triệu đồng/ha/năm 2020.

Trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình NTTS ứng dụng công nghệ cao như nuôi cá rô phi, cá trắm, cá chép theo công nghệ “sông trong ao” ở các xã: Đồng Văn, Nguyệt Đức (Yên Lạc); nuôi cá rô phi ứng dụng công nghệ Biofoc của Israel tại 2 xã: Trung Mỹ (Bình Xuyên), Ngọc Thanh (Phúc Yên).



Nhiều đối tượng thủy sản mới, có giá trị kinh tế được nông dân đưa vào sản xuất như trai nước ngọt lấy ngọc, cá lóc nhím, chuối hoa, cá tầm, ếch, ốc nhồi…

Anh Nguyễn Văn Tùng, xã Hướng Đạo (Tam Dương) là người đi đầu với mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

Qua thực tế thăm quan mô hình ở tỉnh Ninh Bình, nhận thấy đây là mô hình mới, có tiềm năng, phù hợp với điều kiện NTTS của tỉnh, anh Tùng đã tìm hiểu, học nghề và sau gần 1 năm học hỏi phương pháp cấy, nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, tháng 10/2016, anh Tùng về quê bắt tay xây dựng trang trại nuôi trai lấy ngọc trên ᴅɪệɴ tích 2 sào ao với 1.000 con trai.



Nhờ có kỹ thuật cấy nhân vào con trai và môi trường nuôi tốt nên tỷ lệ trai sống đạt 70%. Năm 2018, anh thu được lứa trai nước ngọt lấy ngọc đầu tiên với hơn 500 con trai, cho thu 1.000 viên ngọc, giá ʙáɴ 400 nghìn đồng/viên, trừ chi phí, anh thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Từ thành công bước đầu đã tạo động lực cho anh mở rộng quy mô lên 2 ha mặt nước với khoảng 20 nghìn con trai được nuôi theo hình thức gối vụ.

Sản phẩm ngọc trai cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Ngoài ra, vỏ trai còn ʙáɴ cho các cơ sở sản xuất làm đồ thủ công mỹ nghệ, thịt trai được chế biến thành thực phẩm hoặc thức ăn phục vụ chăn nuôi.



Thời gian tới, anh Tùng sẽ mở rộng ᴅɪệɴ tích nuôi trai lấy ngọc tại các huyện: Yên Lạc, Lập Thạch; xây dựng cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm ngọc trai tại các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên nhằm quảng bá, đưa ngọc trai thành món quà đặc trưng của du lịch Vĩnh Phúc.

Mô hình nuôi ốc nhồi của gia đình anh Trần Văn Phong và Cao Văn Huỳnh ở thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo cũng cho hiệu quả cao. Trên ᴅɪệɴ tích 1ha, anh Phong và anh Huỳnh đã cải tạo thành 20 ô ao nhỏ.

Với việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình nuôi ốc nhồi như ᴍᴜᴀ con giống có nguồn gốc rõ ràng; tập trung xử lý môi trường thật tốt trước khi thả nuôi bằng cách dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao, sau đó bơm nước vào ao nuôi; duy trì mực nước cao 40-50 cm trong suốt quá trình nuôi để giữ độ an toàn cho ốc…đã đưa mô hình nuôi ốc nhồi của anh Phong và anh Quỳnh cho thu nhập từ 250-300 triệu đồng/năm.



Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, mặc dù sản xuất thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh (trên 7%), nhưng góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm, sinh kế cho người dân địa phương (trên 10.000 hộ nuôi trồng thủy sản), đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh.

Vì vậy, để ngành thủy sản phát triển bền vững, thời gian tới, tỉnh tiếp tục khuyến ᴋʜíᴄʜ chuyển đổi vùng ruộng trũng cấy lúa sang mô hình lúa- cá và những vùng sản xuất lúa- cá sang nuôi chuyên cá thâm canh; khai thác tiềm năng ᴅɪệɴ tích nước ngọt ở các sông, hồ chứa, ruộng trũng hiện có để phát triển các vùng NTTS tập trung.



Ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Phát triển NTTS theo hình thức liên kết, thâm canh, công nghệ, giảm dần ᴅɪệɴ tích nuôi quảng canh cải tiến; hình thành các vùng NTTS tập trung có quy mô ᴅɪệɴ tích lớn, áp dụng thực hành nuôi tốt gắn với ᴛʀᴜʏ xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến xuất khẩu.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào NTTS theo từng loại hình nuôi để tăng năng suất tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chọn lọc, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các hồ, sông, suối.



Mai Liên