Skip to main content

2.092 tấn vải thiều đi thẳng vào bữa ăn công nhân

Vải thiều “sạch”, thị trường tiêu thụ sẽ tốt

Những năm qua, nông dân ở Bắc Giang đã có sự thay đổi vượt bậc trong sản xuất vải theo hướng an toàn, bền vững để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu cũng như người tiêu dùng trong nước. 

Đặc ʙɪệᴛ, năm nay tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với các huyện, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào để xây dựng các mô hình trồng vải hữu cơ.

Ông Ngô Quốc Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, với tinh thần xác định quả vải sạch, đảm bảo chất lượng thì thị trường tiêu thụ sẽ tốt nên UBND huyện Tân Yên đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các hộ trồng vải đảm bảo an toàn, sạch và đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Từ đó, huyện mời gọi các doanh nghiệp vào để phối hợp phát triển vùng nguyên liệu, thu ᴍᴜᴀ và tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân.



Đến thời điểm hiện nay, có 36 thương nhân Trung Quốc đang hoạt động thu ᴍᴜᴀ vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: K.L

Trực tiếp dẫn chúng tôi ra vườn vải sớm trồng theo hướng hữu cơ, bà Vi Thị Oanh (ở thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên) phấn khởi cho biết, năm nay trồng vải hữu cơ bà thấy chất lượng quả vải ngọt hơn so với vải trồng theo cách truyền thống trước kia. Không chỉ vậy, năng suất vườn vải cũng vượt trội và ít sâu bệnh hơn. 

“Năm ngoái nhà tôi thu hoạch được 5-6 tấn/ha là cùng, nhưng năm nay ai cũng đánh giá đạt từ 10-11 tấn/ha. Ăn quả vải thấy thơm và ngọt hơn nhiều. Vải thiều sản xuất 100% hữu cơ nên không hại gì cho sức khỏe của người sản xuất và cũng không hại gì đến sức khỏe của người tiêu dùng”- bà Oanh nói.



Dù vậy, theo bà Oanh, việc trồng, chăm sóc vải theo tiêu chuẩn hữu cơ, gia đình bà Oanh phải bỏ nhiều công chăm sóc vườn vải hơn. Đặc ʙɪệᴛ là khâu phun ᴛʜᴜốᴄ bảo vệ sinh học, cứ 5-6 ngày lại phải phun một lần thì mới phát huy tác dụng xua đuổi côn trùng.

Đổi lại, vườn vải thiều của gia đình bà được cung ứng toàn bộ chất xử lý đất, phân bón hữu cơ, ᴛʜᴜốᴄ bảo vệ thực vật sinh học và được Công ty cổ phần New AG. Technologies Việt Nam hợp đồng thu ᴍᴜᴀ với giá 30.000 đồng/kg.

Tại vườn vải 5ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…, ông Ngô Văn Cường (thôn Phúc Dư 2, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, năm nay vải chín sớm có chất lượng rất tốt với sản lượng khoảng 100 tấn. Gia đình ông đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với Công ty CP Miền đất nông nghiệp Việt – Pháp, Công ty CP xuất nhập khẩu Toàn Cầu và Công ty Amei với giá 35.000 đồng/kg.



“Trong năm 2021, mặc dù tình hình ᴅịᴄʜ ᴄᴏᴠɪᴅ-19 diễn biến phức tạp nhưng tôi vẫn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được 85 tấn và 25 tấn đi thị trường Mỹ. Chúng tôi rất tin tưởng về giá trị sản phẩm quả vải của Việt Nam mình đối với thị trường khó tính” – ông Cường nói.

Ông Ngô Văn Tiệp – Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa cho biết, vải thiều sớm là một cây trồng chủ lực và hiện nay chưa có cây nào có thể vượt qua được. Giá trị sản xuất trung bình trên 1ha canh tác ở Tân Yên hiện nay đạt 150 triệu đồng/ha, nhưng cây vải sớm ở xã Phúc Hòa cho thu nhập bình quân lên tới 300-350 triệu đồng/ha.

Ông La Văn Nam – Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Mọi năm, cứ sau ngày 5/5 (âm lịch) thì thường giá giảm đi, nhưng năm nay giá vẫn ổn định từ đầu vụ đến bây giờ, giá ʙáɴ sản phẩm ᴅᴀᴏ động từ 18.000 – 35.000 đồng/kg. Nhìn chung, việc tiêu thụ sản phẩm đến nay cơ bản thuận lợi, người sản xuất phấn khởi vì vải thiều được mùa, được giá” – ông Nam nói.



Đưa vải thiều vào bữa ăn công nhân

Bà Vi Thị Oanh ở thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) phấn khởi vì trồng vải sớm hữu cơ cho chất lượng, năng suất cao và ʙáɴ với giá 30.000 đồng/kg. Ảnh: K.L

Ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, rét kéo dài, mưa đều nên vải thiều sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng với đó, việc kiểm soát chặt chẽ các mã vùng trồng nên chất lượng vải thiều cao nhất từ trước đến nay.

Khẳng định tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng tất cả các thị trường, ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thông tin, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Bắc Giang đã sớm ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều để các ngành, các địa phương chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ vải thiều.



“Đến nay, vải thiều đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối ʙáɴ lẻ tại các siêu thị lớn như: MM Mega Market, GO!, Co.opmart…, các chợ đầu mối hoa quả ở TP.Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai… Đồng thời, tỉnh Bắc Giang mở rộng, phát triển các thị trường ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và trong cả nước” – ông Tuấn nói.

Năm nay vải thiều đã được kết nối, đưa vào bữa ăn của công nhân tại các doanh nghiệp. Đến nay, các đơn vị đã ký kết hỗ trợ tiêu thụ được 2.092 tấn (khu công nghiệp Bắc Ninh: 650 tấn; Công ty Bưu chính Bắc Giang: 1.350 tấn; Hiệp hội Dệt may: 8 tấn; Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo: 84 tấn).



Trực tiếp đến vùng vải huyện Lục Ngạn và lần đầu thưởng thức quả vải tươi ngon tại vườn, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã bày tỏ sự ấn tượng và cho biết với khoảng 15.000 doanh nghiệp dệt may, tương ứng khoảng 3 triệu lao động nên hiệp hội có nhiều tiềm năng tiêu thụ nông sản của Việt Nam nói chung và vải thiều Bắc Giang nói riêng.

Về xuất khẩu, ông Phan Thế Tuấn thông tin, thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường truyền thống, có Qᴜᴀɴ ʜệ hợp tác nhiều năm qua. Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang tiếp tục xuất khẩu vải thiều vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Singapore…; mở rộng thị trường xuất khẩu khác: Trung Đông, Thái Lan, Canada.