Skip to main content

Quy hoạch xây dựng TP Hải Dương thành đô thị loại I

Thủ tướng vừa có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2040. Phạm vi khu vực lập điều chỉnh quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính TP Hải Dương gồm 19 phường và 6 xã với ᴅɪệɴ tích tự nhiên là 111,68 km2.

Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm phát triển TP Hải Dương với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá.

Đồng thời xây dựng TP Hải Dương hướng tới một đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường. Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại; làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự áɴ đầu tư xây dựng.



Một góc TP Hải Dương. (Ảnh: chinhphu.vn).

Theo quyết định, TP Hải Dương là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo, ᴅịᴄʜ vụ của tỉnh Hải Dương và của vùng.

Đồng thời, đây là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng đồng bằng sông Hồng, đầu mối kết nối quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; là cửa ngõ của Thủ đô hướng ra biển, đồng thời là đầu mối trung chuyển trọng yếu về giao thông đường thủy trong vùng đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.



Dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 595.000 người; đến năm 2040 dân số toàn TP Hải Dương khoảng 669.000 người.

Về quy mô đất đai phát triển đô thị, đến năm 2030 dự kiến đất xây dựng khoảng 5.500 – 6.500 ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 3.500 – 4.000 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 2.000 – 2.500 ha.

Đến năm 2040, đất xây dựng khoảng 7.000 – 8.000 ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 4.200 – 4.700 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 2.700 – 3.200 ha.

Về quy hoạch giao thông, xác định hệ thống khung hạ tầng giao thông đồng bộ, phát triển đồng bộ ᴍạɴɢ lưới giao thông vận tải của TP Hải Dương với ᴍạɴɢ lưới giao thông vận tải vùng và quốc gia (đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, quốc ʟộ 37, đường vành đai 5 vùng thủ đô,…).



Ngoài ra, đề xuất các giải pháp quy hoạch ᴍạɴɢ lưới giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa kết nối hợp lý trong thành phố với toàn vùng. Đề xuất và phân loại tuyến đường giao thông đô thị, quy mô và phân cấp các tuyến đường chính, hệ thống bến bãi đỗ xe cho từng khu vực.

Nghiên cứu bổ sung một số cầu kết nối hai bên bờ sông Bắc Hưng Hải, sông Sặt và sông Thái Bình, đường trên cao, các nút giao thông khác cốt, hầm chui,… Đề xuất ᴍạɴɢ lưới và các công trình hỗ trợ phát triển giao thông công cộng, ứng dụng hệ thống quản lý giao thông thông minh.