Skip to main content

Hải Dương: Số công dân đến làm hộ chiếu tăng gấp 3 lần ngày thường

Từ 7 – 9 giờ ngày 2.7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Hải Dương) đã tiếp nhận hơn 200 hồ sơ xin cấp hộ chiếu của công dân.

Hàng trăm người dân chờ làm hộ chiếu

Trước đó, trong ngày 1.7, đơn vị nhận, giải quyết hơn 500 hồ sơ, cao gấp 3 lần so với ngày bình thường. Số lượng công dân đến làm hộ chiếu tăng cao do tháng 6 vừa qua phải tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ để chờ Bộ Công an thay đổi mẫu hộ chiếu mới. Đồng thời, đây là thời điểm người dân có nhu cầu đi du lịch, học tập ở nước ngoài tăng cao.

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh bố trí lực lượng hướng dẫn người dân đến làm hộ chiếu



Để đáp ứng nhu cầu làm hộ chiếu của công dân, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh làm việc từ 7 – 20 giờ các ngày từ 1 – 8.7 (kể cả thứ bảy, chủ nhật), tiếp nhận, giải quyết hồ sơ bằng hai phương thức trực tuyến và trực tiếp. Phòng tăng cường thêm ᴄáɴ bộ làm công tác bảo đảm trật tự, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ. 

Công việc giải quyết hồ sơ cấp hộ chiếu cho công dân diễn ra trật tự

8 huyện thuộc 4 tỉnh bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc

Dừng tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với 8 huyện thuộc 4 tỉnh gồm: Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Cẩm Xuyên), Hải Dương (TP Chí Linh), Nghệ An (Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên) và Thanh Hóa (Đông Sơn, Hoằng Hóa).



Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa thông báo về việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc ở Hàn Quốc tại một số huyện theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Theo đó, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ LĐ-TB&XH thống nhất dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với người lao động thuộc huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); TP Chí Linh (Hải Dương); Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên (Nghệ An); Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Thời hạn đến hết năm 2022.

Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc. Ảnh: V.LONG



Nguyên nhân, các huyện này có số lượng lao động cư trú ʙấᴛ ʜợᴘ ᴘʜáᴘ tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.

“Tuy nhiên, việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú ʙấᴛ ʜợᴘ ᴘʜáᴘ tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt…”- Bộ LĐ-TB&XH cho hay.

Bên cạnh gửi thông báo này, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị các tỉnh trên tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú ʙấᴛ ʜợᴘ ᴘʜáᴘ về nước. Việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương năm 2023 sẽ căn cứ vào tỉ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú ʙấᴛ ʜợᴘ ᴘʜáᴘ tại Hàn Quốc vào thời điểm cuối năm 2022.



Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021).

Cụ thể, ngành sản xuất chế tạo là 44.500 chỉ tiêu, ngành nông nghiệp, chăn nuôi là 8.000 chỉ tiêu, ngành ngư nghiệp là 4.000 chỉ tiêu, ngành xây dựng là 2.400 chỉ tiêu và ngành ᴅịᴄʜ vụ là 100 chỉ tiêu.