Skip to main content

Rau dại một thời mọc vạ vật bờ sông, nay đem trồng thành đặc sản, nông dân Tây Ninh ʜốᴛ bạc

Từ loại rau dại mọc hoang ven bờ rạch, rau móp gai nay đã trở thành đặc sản được ưa chuộng, giúp người dân có thêm thu nhập.

Ông Sơn giải thích: “Nếu trúng đợt nước rong, tôi thu hoạch 30-40kg rau móp, nước ꜱáᴛ thì ít hơn, chừng 20-25kg. Vì rau móp gai là loại rau sông, thuỷ triều lên nó trổ nhiều, thủy triều xuống trổ ít hơn. Mỗi kg đọt rau móp tươi được ʙáɴ với giá 15.000-20.000 đồng. Nhiều năm nay, gia đình tôi nhờ nó mà có thêm thu nhập”. 

Với 300m2 đất dọc bờ rạch quanh nhà, hằng tháng gia đình ông Sơn thu về gần 6 triệu đồng từ ʙáɴ rau móp gai đặc sản.

Móp gai được trồng ven bờ rạch ở một số địa phương TX Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vừa có thêm thu nhập, vừa giữ bờ không bị sạt lở.



Ở ấp Phước Long, ông Võ Văn Sơn là người “khởi xướng” cho mô hình đem rau dại mọc hoang về trồng trên đất nhà, tăng thêm thu nhập, sau đó nhân rộng mô hình cho nhiều hộ dân trong ấp. Là thương binh hạng 2/4, ᴠếᴛ ᴛʜươɴɢ ở đôi chân đã khiến ông di chuyển khó khăn, khập khiểng. Lại thêm chứng “bị lạnh” mỗi khi trầm mình dưới nước.

Vậy mà người thương binh ấy vẫn cần cù, chịu thương, chịu khó trồng tỉa, chăm sóc cho vườn nhà. Gần 1,8 công đất gia đình gầy dựng từ sau giải phóng, ngoài căn nhà lát nền gạch tàu tươm tất, sạch sẽ, đất quanh vườn không nơi nào bị bỏ trống.

Năm 2001, tận dụng bờ bao quanh nhà, ông bứng gốc móp gai ngoài sông về trồng, ngày một nhân giống ra thêm. Cứ vậy mà quanh vườn nhà, nơi nào cũng đầy móp gai, lá xanh um, đọt non lú nhú mơn mởn.



“Giờ mà hỏi tổng ᴅɪệɴ tích bao nhiêu, tôi chỉ ước chừng 300 mét dài, ngang chừng 1 mét. Vì rau móp gai mọc theo bờ, không thể trồng thành khoảnh. Nếu muốn làm khoảnh, cũng rất cực công. Mà tôi thì đã già rồi, mần nhiêu đó cũng hết sức. Cứ “tịch tang” vậy mà sống vui, sống khỏe!”- ông Sơn cho biết.

Ông Sơn cho biết thêm, ngoài đọt rau móp gai, củ móp cũng tận thu làm dược liệu ᴛʜᴜốᴄ Nam. Cây giống được ʙáɴ 5.000 đồng/cây, nếu hộ nào muốn trồng nhanh, trồng hàng loạt. Nhưng ông lại quan niệm “lấy ngắn nuôi dài”, cứ có đất trống, phù hợp thì tách cây con trồng tiếp. Chưa kể đến việc, rễ thân rau móp gai chằng chịt khiến rắn, lươn không thể chui đục bờ, tránh sạt lở.



Mỗi đợt thu hoạch, ông Võ Văn Sơn, xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) phải trầm mình xuống nước để hái đọt móp gai.

Theo ông, móp gai từ khi mới cho tới kỳ thu hoạch đọt rau móp phải mất ít nhất một năm. Bón phân, rải diêm nhẹ 2 lần/năm để vừa nuôi cây con, vừa cho đọt non nhiều, mềm tươi, ít gai. Vì rau móp gai là loại mọc hoang, tự nhiên, sinh trưởng trong đất bùn, tính đề kháng mạnh nên hạn chế dùng phân bón hóa học, vừa giảm chi phí đầu tư, vừa không gây hại đất.

Rau móp từ lâu vốn là món ăn quen thuộc, cũng món ăn độn trong các bữa cơm nhà nghèo của bà con ở vùng sông nước Phước Chỉ. Nói về cách ăn rau móp, ông Sơn cười: “Xưa, bà con nghèo chúng tôi cứ hái rau móp lên rồi luộc, chấm mắm ruốc, nước mắm hoặc muối chua để dành ăn từ từ.



Giờ thì khác, người ta nghĩ đủ việc ăn rau móp gai, nào là nhúng lẩu, tái thịt bò, xào tỏi, hay kẹp chung với cá lóc nướng, thịt heo nướng. Hồi xưa làm gì có điều kiện ăn như vậy. Cơm còn không có ăn thì lấy đâu ra thịt bò mà tái, nhúng lẩu. Giờ đầy đủ rồi, làm kiểu nào cũng được…”.

Ông Sơn còn nhắc kỹ, đọt rau móp không được ăn sống mà phải trụng qua nước sôi để cho ra chất mủ trước khi chế biến. Bởi, nếu ăn sống dễ bị hàn, trúng thực, ngộ độᴄ. 

Bước quan trọng nữa, muốn cho đọt rau móp vừa xanh vừa dòn thì cứ thả vô thùng nước đá lạnh, sau đó “Ưng làm món gì cũng được. Nếu ở nhà nấu ʀượᴜ hay gần nhà có lò ʀượᴜ thì cứ tận dụng hèm, pha chút đường, muối ngâm vào. Vậy là cứ ăn”- ông Sơn nói.



Chị Nguyễn Thị Lan bên ruộng móp gai trồng ven bờ rạch.

Nhờ kinh nghiệm này, ông Sơn đã “chuyển giao” kỹ thuật trồng móp gai cho hơn 10 hộ dân trong ấp. “Cũng có nhiều người làm rồi, nhưng cứ giấu nghề. Tôi lại nghĩ khác, mình cứ hướng dẫn, khuyến ᴋʜíᴄʜ người ta trồng rau móp. Càng nhiều càng tốt. Đồng ý là cho thu nhập không nhiều, nhưng cũng sẽ thoải mái hơn cái nghèo đeo đẳng. Bởi vì, nếu cả ấp này trồng rau móp, thì đâu phải riêng một ấp ăn, mà là cả tỉnh Tây Ninh đều ăn, chứ đâu mà sợ không hết!”

Chị Nguyễn Thị Lan (34 tuổi)- Chủ tịch HĐND xã Phước Chỉ cho biết, do trước đây từng làm công tác đoàn, thường đi thâm nhập các ấp ven sông, thấy người dân địa phương còn giữ được các món ăn truyền thống quê nhà, chị đã vận động các hộ dân trong ấp nhân rộng mô hình trồng móp gai và các loại cây ăn trái, ăn lá ven bờ rạch trước nhà để vừa có thêm thu nhập, vừa xây dựng hình ảnh đặc sản cho xã nhà.



“Ở vùng sông nước như Phước Chỉ, thường trước nhà mỗi hộ dân đều có trồng cây trái hoặc các loại cây để giữ bờ. Nên mình có thể vận động người dân trồng thêm nhiều loại cây có thể thu hoạch được. Nó vừa đẹp mà còn thêm nguồn thu nhập ngoài lúa cho người dân”- chị Lan nói.

Đặc sản móp chua Phước Chỉ.

Theo chị Lan, món ăn truyền thống ở Phước Chỉ là rau móp chua. Ai cũng có thể làm được. Một khi món ăn dân dã này được phát triển rộng ngoài địa phương, khi đó, người dân ở đây trực tiếp có được nguồn lợi từ việc trồng rau móp này. 

Đến nay, ngoài ấp Phước Trung, loại rau móp gai được nhân rộng ra toàn xã Phước Chỉ. Ngoài ra, món ăn đặc sản này hiện đã có mặt trên các bữa ăn hằng ngày của dân thành thị trong và ngoài tỉnh Tây Ninh.



“Mỗi kg đọt rau móp tươi được thu ᴍᴜᴀ trực tiếp tại vườn với giá 15.000- 20.000 đồng. Sau khi chế biến, giá ʙáɴ 60.000 đồng/hủ/kg. Bình quân 3 ngày, hơn 10 hộ dân ấp Phước Trung đã cung cấp khoảng 500 kg rau móp tươi, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường”- chị Lan cho hay.

Yên Bái: Nơi núi cao, trồng thứ cây nhập ngoại trên đất hoang, dân rủng rỉnh tiền tiêu
Phú Yên: Làng quê này có nhiều ngôi mộ cổ bí ẩn, hình thù kỳ dị nhất cả nước
Loài gà “trụi không một cọng lông” trên người: Không tốn công chăm sóc lại lớn nhanh như thổi

Tâm Giang (Báo Tây Ninh)