Skip to main content

Bí thư tỉnh Hải Dương: Nông sản ʙáɴ được là nhờ kết nối Zalo, Youtube, Facebook

Ngày 16/9, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) và Báo điện tử VnExpress tổ chức Diễn đàn quốc tế “Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam“.

Theo Ban tổ chức, phiên thảo luận chiều nay diễn ra với nội dung: “Bắt kịp các xu thế thị trường, phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh đại ᴅịᴄʜ và hậu Covid-19”.

Trước đó, vào buổi sáng Diễn đàn diễn ra với 2 phiên “Hoàn thiện hệ sinh thái cho chuyển đổi số Việt Nam” và “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu số hóa Nông nghiệp Việt Nam”.

ʙáɴ được nông sản nhờ…ứng dụng chuyển đổi số

Tại Diễn đàn, ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trình bày tham luận về “Kết nối, bảo vệ và phát huy giá trị sản phẩm hàng nông sản trong bối cảnh Covid-19”.



Ông Thăng cho biết, Hải Dương có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tỉnh duy trì 75.000ha đất nông nghiệp. Những năm gần đây có xu hướng chuyển ᴅịᴄʜ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ. Trong đó ứng dụng công nghệ có những điểm sáng, như tích hợp cảm biến camera…

Theo ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, nhờ ứng dụng chuyển đổi số trên các nền tảng như: Zalo, Youtube, Facebook… nên các sản phẩm nông sản của nông dân vẫn đảm bảo tiêu thụ, giữ giá, đặc ʙɪệᴛ là với quả vải thiều. Ảnh: PV

Trong đợt ᴅịᴄʜ ᴄᴏᴠɪᴅ-19 thứ 3, Hải Dương chịu ảnh hưởng nặng với 726 ca mắc mới, toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách 15 ngày. Trong thời gian đó, tỉnh đó có sản lượng nông sản lớn phải tiêu thụ nhưng bị tắc nghẽn.



Nhờ ứng dụng chuyển đổi số trên các nền tảng như: Zalo, Youtube, Facebook… nên các sản phẩm nông sản của nông dân vẫn đảm bảo tiêu thụ, giữ giá, đặc ʙɪệᴛ là với quả vải thiều.

Vải thiều Hải Dương năm nay vừa được mùa vừa được giá, được thị trường trong nước và quốc tế đón nhận tốt, thậm chí xuất khẩu được sang thị trường mới như Hà Lan, EU, Singapore… giá trị mang lại gần 1.500 tỷ, gấp 2 lần so với 2020. 

“Đây là thắng lợi kép trong sản xuất nông nghiệp”, ông Thăng nhấn mạnh.

Từ bước đi đầu tiên ứng dụng chuyển đổi số, ông Thăng cho rằng, Hải Dương đã rút ra những bài học, rằng chuyển đổi số là công cụ hữu ích làm tăng năng suất lao động. Để thúc đẩy chuyển đổi số rất cần sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền, tăng nhận thức của nông dân, đồng thời huy động nguồn lực xã hội phục vụ chuyển đổi số.



Cũng theo ông Thăng, “xanh số” là chiến lược xuyên suốt của tỉnh những năm tới, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm trên 20% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh. 

Các đại biểu tham gia Diễn đàn Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

“Không thể chần chừ được nữa”

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan nhận định, với sự kiện này, có thể thấy rằng công cuộc chuyển đổi số đối với nông nghiệp đang là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh. 

Việt Nam xác định tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, điều này sẽ tạo ra bước ngoặt, tích hợp nền kinh tế tri thức, mang lại sự phát triển bền vững.



“Diễn đàn Chuyển đổi số trong Nông nghiệp Việt Nam như thế này và những mô hình chuyển đổi số tạo ra lực hút, sự chú ý trong xã hội, minh chứng rằng công nghệ sẽ tạo ra sự thay đổi lớn. Do đó, chúng ta không thể chần chừ được nữa. Bối cảnh hiện nay, xã hội luôn biến đổi, ví ᴅụ ᴄᴏᴠɪᴅ-19 với biến thể mới, phức tạp, chúng ta không thể dự báo trước. Nền nông nghiệp cũng dựa vào câu chuyện biến đổi đó, từ đó định hướng, thích nghi”, ông Hoan phân tích.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp nhận định, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 thách thức là: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới.



Chúng ta đang sống trong nền kinh tế xanh, ở châu Âu người ta đã đưa ra tiêu chí tiêu dùng xanh, sản phẩm sản xuất không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, nền nông nghiệp phải thay đổi. Đây là thách thức lớn vì nhiều năm chúng ta đi theo câu chuyện sản xuất rồi mang đi báɴ. Hiện, mỗi thị trường đòi hỏi khác nhau, về an toàn vệ sinh thực phẩm, thị trường năm sau khác năm trước, đòi hỏi cập nhật, thay đổi liên tục.

Tuy nhiên, thách thức cũng là thời cơ, chúng ta chuyển đổi để hòa nhập với thế giới, đi sau cũng có dư địa lớn để phát triển. Chúng ta đang chuyển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp là chính sang kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số.