Skip to main content

Nhọc nhằn với những người vác hàng lên núi Bà Đen

Hàng hóa chủ yếu là nước giải khát, dầu ăn, mắm muối, đá cây, gạo, thực phẩm… phục vụ cho nhà chùa, khách hành hương, được đóng thùng tập kết dưới chân núi.Để đặt được các thùng hàng nặng gần 50 ký lên vai, ông Tân (45 tuổi, Tây Ninh) phải đặt lên bậc đá, ngồi sụp xuống đất lấy đà.”Tôi làm nghề này được hơn chục năm nay rồi, ngày nào cũng vác hàng lên núi. Tháng Giêng gần như không nghỉ vì đây là thời điểm ᴋɪếᴍ được nhiều tiền nhất”, ông Tân nói.

 

Con đường từ chân núi lên chùa Bà dài hơn 1.000 m, có tới 1.580 bậc thang. Nhiều đoạn đường dốc đứng, khá nguy hiểm nhưng họ vẫn cần mẫn bước từng bước một lên đến đỉnh.



“Buổi sáng khi trời còn chưa nắng gắt vác một tiếng tới nơi nhưng đến trưa, khách hành hương đông thì lâu hơn. Chặng đường leo núi thường xuyên phải nghỉ mệt vài lần mới đủ sức vác”, ông Bảy (54 tuổi) chia sẻ.

Theo phu khuân vác, khó khăn nhất là vác đá cây, mặt hàng chính của các chủ hàng trên núi. Những cây đá to, nặng khoảng 50 ký được quấn tấm cao su cho bớt tan. Trên vai người vác đặt tấm lót cho khỏi lạnh vai.

 

Mỗi cây đá vác tới nơi được chủ trả 100.000 đồng, cao hơn các mặt hàng khác. Vừa vác xong cây đá lên đến chùa, Võ Văn Tình (26 tuổi) liền chặt đá cho chủ quáɴ. Chàng trai quê Tây Ninh có thâm niên 5 năm làm phu khuân vác trên núi Bà Đen.”Mình còn khỏe nên dịp đông khách ráng làm, chăm chỉ cũng được chục chuyến ᴋɪếᴍ cả triệu đồng mỗi ngày. Công việc này rất mệt, ai làm vài ngày không quen là bỏ nghề ngay”, Tình cho biết.



Vào giờ nghỉ trưa, sau khi ăn uống nhóm phu khuân vác cùng nghỉ ngơi chốc lát trước khi thực hiện chuyến hàng tiếp theo.”Ai cũng có mối riêng nên phải cố gắng làm, hết hàng thì họ không có báɴ, mình mất việc. Điều tôi lo nhất là khi ốm đau không thể làm được, sợ lúc về già mắc bệnh về xươɴɢ khớp”, anh Trần Văn Trí chia sẻ.
 

Quỳnh Trần (VNEXPRESS)