Skip to main content

Nhặt được gần 32 triệu, chủ nhân đến xin thì hằn học: “Rồi mày cho tao mấy triệu?”

Câu chuyện về người phụ nữ trung niên sau khi nhặt được số tiền khá lớn nhưng trả lại với thái độ hằn học đã thu hút nhiều sự chú ý và bình luận của cư dân ᴍạɴɢ. Cụ thể, mới đây, mạng xã hội truyền nhau đoạn clip ghi lại cảnh một chiến sĩ công an đang giải quyết vụ việc 2 người phụ nữ đến nhà người nhặt tiền để xin lại số tiền đánh rơi.

Theo đó, một người phụ nữ nhặt tiền được cho là đã mang toàn bộ số tiền này về nhà với ý định không trả. Rất may người làm rơi sau khi check cam trên đường đã phối hợp cùng công an tới tận nhà người phụ nữ với ý định xin lại.

Ảnh ᴄắᴛ từ clip



Đáng chú ý, trong đoạn clip, người phụ nữ nhặt tiền đã tỏ thái độ hằn học, khó chịu trước sự xuất hiện của người đánh rơi. Khi công an cho biết: “Bà nhặt được 32 triệu”, người phụ nữ liền tức giận chỉnh đốn ngay: “31 triệu mấy à, đừng có nói 32 triệu”, đồng thời kèm ngay câu hỏi: “Rồi mày cho tao mấy triệu”, trước sự chứng kiến của nhiều người.

Trước thái độ người phụ nữ, anh công an bất bình giải thích: “Tôi nói cho bà nghe nè, biết người làm rơi mà không trả là chiếm đoạt tài sản của người ta, tội người ta, người ta làm ăn cả năm trời được chừng đó tiền lụm được phải trả cho người ta chứ, còn cái chuyện cho bao nhiêu thì đấy là quyền người ta, bà không có quyền đòi hỏi, mà bà đưa còn không đưa đủ nữa”.



Cuối cùng, khi được yêu cầu đưa tiền trả lại, người phụ nữ kia cũng chỉ đưa lại 30 triệu. Thấy vậy, người đánh rơi cũng đã đồng ý để bà cầm số tiền còn lại coi như tiền hậu tạ.

Ảnh ᴄắᴛ từ clip 

Sau khi đoạn clip được chia sẻ lên ᴍạɴɢ xã hội đã thu hút nhiều ý kiến của cư dân ᴍạɴɢ. Đa phần đều bày tỏ sự ngán ngẩm, không đồng tình với thái độ và cách cư xử của người phụ nữ nhặt tiền kia. Bên cạnh đó, anh công an cũng nhận được cơn mưa lời khen từ cư dân ᴍạɴɢ nhờ cách nói chuyện hết sức thuyết phục, hợp tình, hợp lý.

Một số bình luận của netizen Việt:



“Chưa bao giờ gặp ai nhặt tiền người khác còn hằn học không chịu trả như người này”

“Khoái nhất câu cuối của anh công an: “Đưa cũng thiếu nữa” 

“Mồ hôi công sức lao động người khác đấy mà ở đó đòi trả công”

“Tiền có ăn có sống được cả đời đâu, làm vậy làm gì không biết, tiền bạc mồ hôi nước mắt của người ta của mình đâu”

“Không phải của mình thì trả người ta ít nhiều cũng được lời cảm ơn hoặc không thì cũng tích phúc đức cho con cháu, đòi hỏi này nọ như cô mất hết phúc”