Skip to main content

Người dân Quảng Nam sống khổ sở bên khu công nghiệp

Nước trên suối Ba La đoạn bắt đầu từ vị trí xả thải của KCN Tam Thăng chuyển màu đen, bốc mùi hôi. Ảnh: L.K.

Tam Thăng là một trong 5 khu công nghiệp của khu kinh tế mở Chu Lai. Hiện nay, tại khu công nghiệp ngày có khoảng 23 dự áɴ đã được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 12.500 tỷ đồng, trong đó có 16 dự áɴ đi vào hoạt động, chủ yếu là công nghiệp dệt may và phụ trợ. Tất cả nước thải của các nhà máy được gom về khu xử lý tập trung, sau đó thải ra môi trường qua mương Ba La và sông Đầm.

Ô nhiễm môi trường chính là vấn đề mà người dân thường xuyên phản ánh tại khu công nghiệp Tam Thăng. Tại thôn Tân Thái (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) – khu vực được xem là chịu ảnh hưởng nhiều nhất, người dân địa phương cho biết, hơn 5 năm qua, kể từ thời điểm khu công nghiệp này đi vào hoạt động thì họ nhận thấy nước thải từ tuyến mương của khu công nghiệp chảy ra có màu đen kèm theo đó là mùi hóa chất bốc lên nồng nặc rất khó chịu.



Bà Lê Thị Lan (52 tuổi, trú thôn Tân Thái) cho biết, nhà bà nằm cách dòng suối Bà La khoảng 50m nên chịu ảnh hưởng trực tiếp, đặc ʙɪệᴛ là nguồn nước ngầm ô nhiễm, có mùi hôi không thể sử dụng để ăn, uống. Suốt những năm qua, gia đình bà phải bỏ tiền ᴍᴜᴀ nước đóng trong bình về uống, nấu ăn còn việc giặt giũ bất đắc dĩ phải sử dụng nguồn nước ngầm mang mùi hôi này.

“2 tháng trước, nguồn nước sạch được đưa về thôn nên cuộc sống đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, ngoài nguồn nước ô nhiễm thì hàng ngày chúng tôi còn phải hứng chịu thêm mùi hôi khét khó chịu bốc ra từ khu xử lý chất thải của khu công nghiệp Tam Thăng. Đã có nhiều người mắc các căn bệnh lạ. Thấy vậy, ai cũng muốn chuyển đi nơi khác chứ nếu tiếp tục sống trong tình trạng thế này thì không biết thời gian tới sẽ ra sao”, bà Lan chia sẻ.



Nhiều loại cá ch bất thường trên suối Ba La. Ảnh: L.K.

Cho đến những ngày gần đây, người dân địa phương càng thấy lo lắng hơn khi chứng kiến hiện tượng dòng suối Ba La đoạn từ vị trí mương xả thải của khu công nghiệp Tam Thăng chuyển màu đen đục, bốc mùi hóa chất nồng nặc. Kéo theo đó, nhiều loại cá trên sông ch hàng loạt. Đỉnh điểm nhất là vào 2 ngày 13 và 14/12.

Suốt chiều dài khoảng 1km từ cống thoát nước thải khu công nghiệp Tam Thăng đến sông Đầm (xã Tam Thăng), các loại cá như: cá diếc, cá mại, cá ngạnh, cá rô phi… đủ kích cỡ nổi lềnh bềnh trên mặt nước xếp thành từng lớp bốc mùi hôi thối. Người dân lập tức phản ánh vụ việc lên chính quyền địa phương. Ngay sau đó, nhân viên Công ty môi trường và khu kinh tế mở Chu Lai đã đến khu vực này để vớt xác cá, tránh gây ô nhiễm.



Ông Lê Minh Cảnh (49 tuổi, trú thôn Tân Thái, xã Tam Thăng) cho biết, những năm trước khi chưa có khu công nghiệp Tam Thăng, người dân địa phương vẫn thường xuống dòng suối Ba La để bắt cá ăn. Thế nhưng từ khi xuất hiện hiện tượng cá ch thì không còn ai bắt cá ở đây nữa vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy cá ch nhiều như vậy. Mong các cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý để người dân được yên tâm”, ông Cảnh nói.

Liên quan đến vụ việc, ông Phạm Thế Mẫn, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Tam Kỳ cho biết, sau khi nhận thông tin vụ việc các ch hàng loạt trên dòng suối Bà La, đơn vị này đã phối hợp với các cơ quan chức năng xuống hiện trường kiểm tra và ghi nhận hiện trạng.



“Đơn vị đã lấy mẫu nước và xử lý cá ch trên suối Ba La để tránh tình trạng gây ô nhiễm. Hiện Trung tâm quan trắc và môi trường TP Tam Kỳ đang xét nghiệm mẫu và tìm nguyên nhân dẫn đến cá ch. Đơn vị cũng đang làm báo cáo đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho Công an TP Tam Kỳ phối hợp với Phòng Cảnh ꜱáᴛ môi trường tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ”, ông Mẫn thông tin.

Được biết, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định phê duyệt giao UBND TP Tam Kỳ làm chủ đầu tư Dự áɴ trồng, phục hồi hệ sinh thái sông Đầm trên ᴅɪệɴ tích khoảng 22ha. Mục tiêu của dự áɴ nhằm cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và bảo tồn đa dang sinh học sông Đầm, phục vụ sản xuất nông nghiệp; tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sống cho người dân khu vực. Thời gian thực hiện từ năm 2019 – 2023 với tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng. Do vậy, việc ô nhiễm nguồn nước từ suối Bà La chảy ra sông Đầm cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dự áɴ này.