Skip to main content

Một loại trái cây của Việt Nam chiếm đến 99,99% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Trung Quốc tăng ᴍᴜᴀ, xuất khẩu trái cây tăng trưởng

Do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, Mỹ, trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 2,52 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, bước sang tháng 8/2021, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 230 triệu USD (mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020), giảm 13,3% so với tháng 7/2021 và giảm 16,6% so với tháng 8/2020.

Đáng chú ý, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 7 tháng đầu năm 2021, các chủng loại rau quả xuất khẩu vẫn tăng trưởng khả quan, trong đó quả và quả hạch xuất khẩu có trị giá lớn nhất, đạt 1,6 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2020.



Trong đó, quả thanh long xuất khẩu chiếm 44% tổng trị giá xuất khẩu quả và quả hạch, đạt 704,6 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp theo là các chủng loại quả xoài, chuối, mít, dưa hấu… đều đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm 2021. 

Có một nét mới trong cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam là sản phẩm chế biến là chủng loại lớn thứ 2 trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, đạt 516,1 triệu USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong đó, chủng loại dừa và trái cây sấy xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm 2021, đạt 62,5 triệu USD và 54,9 triệu USD, tăng tương ứng 89,1% và 101,3% so với cùng kỳ năm 2020. 



99,99% lượng thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là từ Việt Nam. Nguồn: moit.gov.vn.

99,99% lượng thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là từ Việt Nam

Trong cơ cấu nhập khẩu 8 loại trái cây của Trung Quốc, có đến 99,99% lượng thanh long Trung Quốc nhập khẩu là từ Việt Nam.

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng năm 2021, trị giá nhập khẩu 8 loại quả (gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, và măng cụt) của Trung Quốc đạt 2 triệu tấn, trị giá 1,86 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và 3,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá 8 chủng loại quả nhập khẩu bình quân đạt 926,5 USD/tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2020.



Trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các thị trường cung cấp 8 chủng loại quả trên cho Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2021, đạt 747.600 tấn, trị giá 491,2 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong số 8 loại quả nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất là quả thanh long, đạt 368.900 tấn, trị giá 491,2 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 11,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Thanh long cũng là chủng loại quả lớn thứ 2 trong 8 loại quả nhập khẩu của Trung Quốc, đạt 368.900 tấn, trị giá 336,3 triệu USD.

Trung Quốc nhập khẩu thanh long chủ yếu từ Việt Nam với lượng chiếm 99,99% tổng lượng thanh long nhập khẩu, còn lại 0,01% là lượng nhập khẩu từ thị trường Đài Loan.



Chuối tươi và khô là chủng loại Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất trong 7 tháng năm 2021, đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 642,6 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Trung Quốc nhập khẩu quả chuối tươi và khô chủ yếu từ thị trường Philippines, lượng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 40,9%; tiếp theo là Việt Nam chiếm 25,3%.

Trước những thay đổi của thị trường Trung Quốc, Bộ NNPTNT cho rằng, các doanh nghiệp cần từ bỏ thói quen buôn ʙáɴ thời vụ, manh mún thông qua hình thức “trao đổi cư dân biên giới”. Trong ảnh: Làm thủ tục thông qua hàng hóa tại cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: moit.gov.vn.



ʙáɴ hàng cho Trung Quốc, bỏ thói quen làm ăn thời vụ, manh mún

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, với thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để ᴄắᴛ giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều loại nông sản chủ lực, có lợi thế vẫn chưa được Trung Quốc cấp phép chính ngạch, mở cửa thị trường về kỹ thuật (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, sứa ướp muối, tôm sú, tôm thẻ ướp đá) để tận dụng các ưu đãi.

Trung Quốc cũng đang tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt khu vực cửa khẩu biên giới đất liền tác động đến tiến độ thông quan hàng hóa của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn duy trì thói quen buôn ʙáɴ thời vụ, manh mún thông qua hình thức “trao đổi cư dân biên giới”.



“Trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm ᴅịᴄʜ, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao, để phát triển xuất khẩu bền vững, các địa phương cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc ʙɪệᴛ là công tác ᴛʀᴜʏ xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khuyến cáo.

Bộ NNPTNT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở cửa thị trường, bổ sung các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến) vào nội dung đàm phán lãnh đạo cấp cao giữa hai nước để đẩy nhanh tiến độ. 



Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 1/1/2022; hướng dẫn đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc theo quy định mới về đảm bảo về tem nhãn, ᴛʀᴜʏ xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm…