Skip to main content

Hải Dương: Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tăng hiệu quả kinh tế từ 15-20%

Sáng 13.10, tại xã Định Sơn (Cẩm Giàng), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tọa đàm “An toàn sinh học trong chăn nuôi gà lông màu”.

Các đại biểu thăm mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học

Từ năm 2017-2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện gần 20 mô hình điểm chăn nuôi gà an toàn sinh học với quy mô gần 45.000 con. Với việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, gà phát triển tốt, tỷ lệ sống hơn 95%, hạn chế nhiều loại ᴅịᴄʜ bệnh, cho xuất chuồng sớm từ 10-15 ngày, giảm ngày công lao động, chi phí đầu tư giảm nhiều, hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Việc xử lý chất thải chăn nuôi dễ dàng hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc ʙɪệᴛ mùi hôi và khí độᴄ trong chuồng nuôi hầu như không còn. Thông qua mô hình, đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học để người chăn nuôi biết và áp dụng, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo nhân rộng, hướng tới mở rộng vùng chăn nuôi gà tập trung, bảo đảm an toàn sinh học, tạo điều kiện để chăn nuôi gà phát triển.



Đại ᴅɪệɴ doanh nghiệp ký kết giao thương với đại ᴅɪệɴ hộ chăn nuôi gà

Tham gia tọa đàm đã có 8 ý kiến, câu hỏi của người dân tập trung vào các nội dung chính về thực trạng chăn nuôi gà của tỉnh, huyện, xã; điều kiện, yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi gà an toàn sinh học; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, tiêu thụ; các giải pháp phát triển chăn nuôi của tỉnh. Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, đại ᴅɪệɴ các doanh nghiệp tiêu thụ gồm Công ty TNHH Thương mại Tâm Anh HD và Công ty TNHH Chicken PT đã tham gia ký kết với đại ᴅɪệɴ một số hộ chăn nuôi gà trong việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.



Liên kết sản xuất, tiêu thụ trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số mô hình liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Hiện có khoảng 30 cơ sở nuôi gia công cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đã có những mô hình, chuỗi liên kết trong chăn nuôi có hiệu quả như chuỗi thịt lợn, thịt gia cầm và trứng gia cầm.

Tuy nhiên, các mô hình vẫn còn nhiều bất cập như quy mô các chuỗi nhỏ, chỉ chiếm bình quân dưới 20% đối với sản phẩm thịt lợn, thịt gà; dưới 10% với sản phẩm trứng gia cầm. Hầu hết các liên kết chưa hoàn chỉnh, chưa gắn đến sản phẩm cuối cùng; phân phối lợi ích chưa phù hợp, người chăn nuôi vẫn là đối tượng hưởng lợi ích thấp nhất và rủi ro cao nhất. Một số doanh nghiệp đã tham gia chế biến sản phẩm chăn nuôi nhưng số lượng còn hạn chế, sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Một số mặt hàng chế biến được bày ʙáɴ trong siêu thị như thịt mảnh (sử dụng tươi), sản phẩm ăn liền nhưng số lượng chưa nhiều và hạn chế về chủng loại.