Skip to main content

Hải Dương: Luật sư bỏ ‘nghề thầy cãi’ về nuôi trồng ‘thứ’ mà ngày càng nhiều người chọn ᴍᴜᴀ

Anh Nguyễn Quyết Thắng, sinh năm 1982, chủ trang trại An Thắng (Anthang Farm) tại thôn Đồng Bình, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 

Hiện tại, Anthang Farm có ᴅɪệɴ tích hơn 5ha, xung quanh là ruộng lúa xanh mướt, trông rất thơ mộng và ngập tràn sức sống.

Trang trại An Thắng tại thôn Đồng Bình, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thi Ngọc)

Khác với các mô hình trang trại tổng hợp đơn thuần, Anthang Farm là một mô hình trang trại tuần hoàn khép kín gắn với bảo vệ môi trường. Các hệ thống vườn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi được bố trí rất quy củ, khoa học và gần gũi với thiên nhiên.

Khát khao thay đổi nông nghiệp

Khi được hỏi về lý do, động lực khiến anh lựa chọn từ bỏ cuộc sống sung túc và công việc ổn định tại Hà Nội để dấn thân vào nông nghiệp, anh Thắng chia sẻ: Anh sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bắc Ninh, tuổi thơ khó khăn, những buổi đi mót khoai, mót lạc, quét thóc và cuộc sống vất vả của người nông dân…không bao giờ phai…



“Trong thời gian sinh sống, học tập và làm việc tại Australia, tôi được trải nghiệm và rất có ấn tượng với cách thức làm nông nghiệp thuận tự nhiên của quốc gia này. Tôi cũng nhận thấy rằng làm nông nghiệp tử tế hoàn toàn có thể mang lại thu nhập tốt. Cách làm nông của người dân nhiều nước rất thú vị, họ hạnh phúc với công việc của mình.”- anh Thắng tâm sự.

“Về Việt Nam, đặc ʙɪệᴛ khi có cháu nhỏ, gia đình tôi đã rất băn khoăn khi tìm nguồn thực phẩm an toàn cho các cháu, nhất là trong bối cảnh thực phẩm độᴄ hại và không rõ nguồn gốc tràn lan, mất kiểm soát. Tôi nghĩ nhiều gia đình khác cũng vậy. Thực phẩm an toàn cho sức khỏe cần được ưu tiên hàng đầu”, anh Thắng chia sẻ thêm.



Xuất phát từ khát khao thay đổi cách làm nông nghiệp đã cũ của bà con, từ trái tim người bố luôn muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con mình, anh Thắng luôn nung nấu một ý tưởng sẽ làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ để mang thực phẩm sạch tới mọi người.

Đúng thời điểm đó, năm 2015 xã Dân Chủ có chính sách dồn điền đổi thửa, anh Thắng nhận định đây chính là cơ hội để anh thực hiện ước mơ làm nông nghiệp của mình. 

Với số tiền tích lũy được cộng với vay mượn bạn bè, người thân, anh Thắng ᴍᴜᴀ được 3,5ha đất ruộng tại thôn Đồng Bình, xã Dân Chủ (Tứ Kỳ, Hải Dương). Được sự ủng hộ của gia đình, anh rời Hà Nội về xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng rau màu, cây ăn trái làm nông sản sạch theo hướng hữu cơ.



“Vạn sự khởi đầu nan”

Bắt tay vào công việc mới, anh Thắng đã phải đối mặt với bao khó khăn chồng chất của những ngày đầu khởi nghiệp. Khu đồng anh chọn ᴍᴜᴀ ngày ấy chỉ là những khu thùng vũng ngập nước, nông dân cấy lúa không hiệu quả nên bị bỏ hoang nhiều năm.

Anh Thắng phải tốn rất nhiều thời gian, bỏ ra không biết bao nhiêu công sức và biền bạc để san lấp, cải tạo trang trại sao cho hợp lý. Chỗ thì đào sâu thêm để làm ao nuôi cá, nơi thì đổ thêm đất cho cao ráo để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, làm vườn.

Chưa kể hết, việc chăn nuôi sau đó cũng khiến anh Thắng gặp nhiều khó khăn, thất bại. Do là người “ngoại đạo” nên việc chăn nuôi mới đầu còn dàn trải, thiếu kỹ thuật và sự cân bằng dẫn đến đàn vật nuôi nhiễm bệnh, hiệu quả kinh tế không cao. Rồi việc tìm người làm, kỹ thuật viên, nguồn tiêu thụ cho sản phẩm cũng rất khó khăn.



Những con bò được chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại trang trại An Thắng, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thi Ngọc)

Không nản chí trước khó khăn và coi thất bại là động lực để phấn đấu hơn nữa, sau nhiều đêm trăn trở, anh Thắng quyết định tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về trang trại. 

Anh nghiên cứu những tài liệu chuyên ngành về nông nghiệp bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh, khảo ꜱáᴛ các mô hình trang trại quanh khu vực miền Bắc.

Anh còn trao đổi chuyên sâu với các chuyên gia và kỹ sư tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các nhà khoa học và quản lý trong ngành. Sau quá trình tìm hiểu và khảo ꜱáᴛ, anh Thắng quyết định đầu tư theo hướng mới.



Đó là phát triển mô hình trang trại tuần hoàn khép kín với quy mô hiện đại, chú trọng tới các sản phẩm thuận tự nhiên và thân thiện với môi trường.

Sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên

Theo mô hình tuần hoàn khép kín, mục tiêu của anh Thắng là sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu có sẵn, hạn chế dùng ᴛʜᴜốᴄ kháng sinh, không sử dụng các thức ăn chứa hoocmon tăng trưởng, chất cấm độᴄ hại hay chất chuyển hóa protein. 

Các loại cây trồng, vật nuôi trong trang trại của anh Thắng chủ yếu là rau, cỏ, bò, gà, lợn, cá, giun quế… Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho cá và bò, anh Thắng thuê thêm 2 ha đất gần trang trại để trồng cỏ voi.



Nói về công dụng của giun quế, anh Thắng rất tâm đắc và đánh ɢɪá đây là loại động vật rất tuyệt vời đồng hành cùng môi trường, đặc ʙɪệᴛ trong nông nghiệp. Anh dành riêng 200m2 đất làm chuồng để nuôi giun.

Phân giun được đánh ɢɪá là một trong những loại phân hữu cơ sạch và tốt nhất trên trái đất, là loại phân tuyệt vời cho cây trồng. Phân giun cũng có tác dụng khử mùi hôi chuồng trại, làm sạch nước…

Bên cạnh đó, con giun có hàm lường protein cao và có nhiều axit amin có lợi, các chất nhờn mà giun tiết ra có nhiều chất kháng sinh tự nhiên là thức ăn bổ sung tuyệt vời cho vật nuôi.

Để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi, anh Thắng dùng các phụ phẩm công nghiệp như bã ʙɪᴀ, bã đậu nành, yến mạch.. cùng với ngô nghiền, đầu và xươɴɢ cá, cám mạch, đậu tương… tất cả được nghiền nhỏ rồi trộn men vi sinh và ủ tối thiểu 24 giờ. Thức ăn dạng này cung cấp nguồn protein chất lượng cao cho vật nuôi giúp thịt thơm ngon.



Tối ưu quyền lợi người sản xuất và khách hàng

Được biết, gà là loài vật nuôi chủ đạo của trang trại Anthang Farm, mỗi lứa nuôi tầm 5-6 tháng sẽ xuất chuồng. Với cách nuôi như trên, gà của trang trại anh Thắng cho thịt thơm ngon tương đương như gà thả vườn chuyên bắt sâu bọ, giun dế.

Bên cạnh việc kỹ lưỡng trong sản xuất cây trồng, vật nuôi, việc tiêu thụ sản phẩm cũng được anh Thắng hết sức chú trọng. 

Anh Thắng có quan điểm ʙáɴ hàng rất khác ʙɪệᴛ. Để người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm với ɢɪá tối ưu, AnthangFarm phân phối sản phẩm trực tiếp từ trang tại tới tận tay người tiêu dùng qua mô hình “từ trang trại tới bàn ăn” (“Farm to Table”). 



Qua đó, người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm với ɢɪá rẻ hơn 20% – 30% so với sản phẩm cùng phân khúc chất lượng. Các sản phẩm của Anthang Farm đa số được sơ chế tại trang trại, đóng gói, dán nhãn mác thương hiệu Anthang Farm và giao tận tay khách hàng trong ngày.

Đàn gà của trang trại An Thắng. (Ảnh: Thi Ngọc)

Chính vì lẽ đó, hơn 2 năm nay, các sản phẩm của trang trại anh Thắng vẫn giữ được nguyên ɢɪá và ngày càng đông khách cho dù thị trường có liên tục biến động. 

Và cũng chính vì lý do này, trang trại của anh đã từng đón rất nhiều đoàn khách cả trong, ngoài nước đến tham quan. Họ còn chế biến luôn các thực phẩm tươi ngon tại trang trại.



Anthang Farm đã từng bước xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Sau 5 năm thai nghén, hiện nay Anthang Farm bắt đầu vận hành quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm theo mô hình doanh nghiệp.

Gà thịt thành phẩm của An Thắng sau khi sơ chế sạch sẽ được đóng gói , dán nhãn thương hiệu và giao đến tay khách hàng trong ngày. Ảnh: (Thi Ngọc).

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, anh Thắng cho biết, anh rất vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc với công việc đang làm. Anh cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các anh chị em, bạn bè đã luôn ủng hộ để anh được làm việc với đam mê của mình và mang được nguồn thực phẩm sạch tới người tiêu dùng.



Được biết, anh Thắng đã xây dựng được một cửa hàng phân phối gà thịt nuôi theo hướng hữu cơ tại TP Hải Dương và thị trường tiêu thụ chính của trang trại là Hải Dương và Hà Nội.

Anh Thắng dự định sẽ phát triển chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp thực phẩm sạch do chính trang trại của mình sản xuất trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh khác.