Skip to main content

Hải Dương: Làm giàu ở thôn… không có ruộng

Dựa vào núi rừng

Nắng chiều từ từ tắt cuối chân trời. Người dân thôn Tân Lập í ới gọi nhau xuống núi sau một ngày tất bật với công việc đồi rừng để trở về nhà quây quần bên gia đình, xóm giềng. Điện đường khắp thôn sáng trưng. Mấy người đi xe máy chẳng cần bật đèn. 

Tuyến đường to đẹp từ đường trục thôn Tân Lập lên rừng Ao Trời vừa hoàn thành có sự chung sức đồng lòng của nhân dân

Đứng giữa sân nhà văn hoá, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Lập Nguyễn Văn Khu chỉ tay về phía núi Ao Trời cách đó chừng 400 m lúc này chỉ còn hiện lên mờ ảo: “Thôn tôi không có ruộng để cấy lúa. Cuộc sống của bà con bao năm nay chủ yếu dựa vào cả khu rừng rộng khoảng 35 ha trên đó”.



Trong nhà văn hoá, lãnh đạo thôn và nhiều bà con niềm nở tiếp chúng tôi. Tôi đưa ᴄʜéɴ trà tươi nước xanh trong, thơm nức lên mũi hít hà chưa kịp uống thì một chị cất lời: “Chè hái trên núi đấy chú, thơm và ngọt khác hẳn chè nơi khác. Ở đây hầu như cái gì cũng dựa vào núi rừng. Cuộc sống hôm nay cũng đều từ rừng mà có”.

Thôn Tân Lập trước đây là đội 5 thuộc Nông trường Chè Chí Linh, ꜱáᴘ ɴʜậᴘ vào xã Hoàng Hoa Thám từ năm 2002. Thôn Tân Lập nhỏ, chỉ có 101 hộ dân, 324 nhân khẩu. Trong thôn có 7 đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, quá nửa là dân gốc Hải Dương, phần còn lại đến từ Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Thuận… Họ đã về đây sinh cơ lập nghiệp từ hàng chục năm qua.



“Thế là thôn ta vừa tròn 20 năm thành lập. Cuộc sống bây giờ của bà con đã có nhiều thay đổi so với trước phải không các bác?” – tôi hỏi. “Hiện tại 23 nhà trong thôn có ô tô, 29 nhà có trang trại, 97% số gia đình có nhà kiên cố, đa phần là hộ khá và giàu… 20 năm trước, chỗ chúng tôi toàn nhà tranh tre, vách nứa, đường thì hoàn toàn bằng đất, 30% số hộ thuộc ᴅɪệɴ nghèo, ăn chẳng đủ no. Đấy! Thôn tôi đã thay đổi như vậy đấy”, cụ Lê Văn Tuyên năm nay 79 tuổi lên tiếng.

Anh Nguyễn Văn Khu tiếp lời: “Năm 2020, Tân Lập đã không còn hộ nghèo. Hiện tại trong thôn có 1 hộ tái nghèo nhưng là vì vừa rồi có người bị ᴛᴀɪ ɴạɴ giao thông, không còn khả năng lao động”.



Ông Nguyễn Văn Định (quê gốc Bình Định) từng làm Đội trưởng đội 5, Nông trường Chè Chí Linh vẫn nhớ như in ngày này cách đây 20 năm. “Ngày ấy nơi đây hoang sơ lắm. Ai đã xây dựng gia đình thì dựng tạm nhà tranh tre, vách nứa để sống riêng, còn nếu vẫn độᴄ thân thì ở nhà tập thể cũ rích. Xa trung tâm, cái gì cũng thiếu thốn, khó khăn, ăn đong từng bữa”, ông Định nhớ lại.

– Thế rồi điều gì đã khiến cuộc sống của bà con ta thay đổi như vậy? – Tôi hỏi tiếp.

– Tất nhiên là rừng! Rừng cho chúng tôi tất cả – ông Định đáp ngắn gọn.

– Ông có thể nói cụ thể hơn được không ạ?



– Từ chỗ chỉ có cây chè, chúng tôi bảo nhau phát rẫy mở rộng ᴅɪệɴ tích trồng thêm vải, sắn, khoai, cây dược liệu. Sau thì chuyển trọng tâm sang mở trang trại nuôi gia súc, gia cầm mà chủ yếu là gà. Cũng trải qua biết bao cơ cực, khó nhọc, vất vả, chân tay phồng rộp mới hình thành nên vùng sản xuất mới. May mà nhờ thiên nhiên ưu đãi, lại cần cù, chịu khó làm ăn nên kinh tế của bà con cứ dần khá giả. Có tiền bà con cho con ăn học, đi xuất khẩu lao động, có người đi buôn.

Bà Nguyễn Thị Tài, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Tân Lập ngồi từ đầu nghe chuyện cũng bắt đầu lên tiếng: “Cũng phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, nước mắt cùng với sự quyết tâm cao thì bà con mới có được cuộc sống như hôm nay. Hiện tại tất cả 137 hội viên nông dân chẳng ai phải vay một đồng vốn ngân hàng nào. Hầu như nhà nào cũng khá giả nhờ phát triển kinh tế đồi rừng. Hộ bình thường cũng thu lãi từ 100-300 triệu đồng/năm, thu tiền tỷ cũng có”.



Chị Nguyễn Thị Nga cùng hàng chục hộ dân ở thôn Tân Lập có kinh tế khá giả nhờ phát huy tinh thần đoàn kết trong sản xuất, kinh doanh

Điều kiện tự nhiên ở Tân Lập cũng giống nhiều vùng lân cận. Nhưng theo bà Tài, điểm khác ʙɪệᴛ lớn nhất khiến đời sống của bà con nơi đây thay đổi nhanh chóng là bởi họ có một bí kíp đã được xây dựng và duy trì trong suốt 20 năm qua. “Mặc dù là dân tứ xứ về đây sinh sống nhưng được cái bà con yêu thương, giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Chúng tôi thành lập cả hiệp hội sản xuất. Nhà nào có việc gì liên quan, nhất là khâu nuôi trồng, xử lý ᴅịᴄʜ bệnh, thu hoạch thì tất cả cùng đến hỗ trợ theo kiểu đổi công. Gia đình nào thiếu vốn thì bà con, anh em họ hàng cho vay. Làm vậy công việc vừa diễn ra nhanh gọn, vừa có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cùng phát triển. Bà con cũng rất tích cực ra ngoài học hỏi kinh nghiệm để về truyền đạt cho nhau. Cộng đồng đoàn kết đã tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, là chìa khoá của sự thành công như hôm nay. Bí kíp của chúng tôi chỉ đơn giản vậy thôi nhưng nó rất có tác dụng”, bà Tài chia sẻ.



Những câu chuyện về nơi không có đất ruộng cứ thế lôi cuốn tôi ngồi nghe mãi tới khuya. Tôi quyết định ngủ lại đây một đêm để ngày mai đi thăm thú thêm nơi này theo lời mời của trưởng thôn.

Nhiều cái nhất

Sáng sớm ở Tân Lập thật yên bình. Mặt trời ló rạng, không khí trong lành, tiếng chim đua nhau hót líu lo như những bản nhạc của núi rừng khiến lòng người thật an yên. Từ nhà trưởng thôn, phóng tầm mắt tôi đã nhìn rõ mồn một núi rừng Ao Trời.

Anh Nguyễn Văn Khu dẫn tôi đi thăm một vòng thôn rồi dừng lại ở tuyến đường bê tông nối từ đường trục thôn lên chân rừng Ao Trời vừa mới đổ bê tông. “Đường dài gần 450m, rộng 5,5 m, dày 20 cm bê tông. Ngoài xi măng được Nhà nước hỗ trợ, nhân dân trong thôn hiến gần 1.500 m2 đất, đóng góp 118 triệu đồng và nhiều ngày công để hoàn thiện. Tuyến đường được mở rộng, bà con phấn khởi lắm vì việc đi lại, đặc ʙɪệᴛ là phục vụ sản xuất sẽ thuận lợi hơn. Ở xã Hoàng Hoa Thám này, nếu nói về phong trào hiến đất làm đường thì Tân Lập là nhất, được chính quyền địa phương lấy làm điển hình để nhân rộng. Giờ tuyến đường nào của thôn cũng rộng rãi, to đẹp cả”, anh Khu thông tin.



Anh Khu kể Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa rồi, thôn Tân Lập vinh dự được đón đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Hiệu về dự. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ rất ấn tượng khi trong thôn hiện không có người mắc tệ nạn xã hội, không có ᴛʀộᴍ ᴄắᴘ, không người ɴɢʜɪệɴ ma tuý, không có mâu thuẫn nội bộ. Tất cả 50 tổ liên gia trong thôn đều có quỹ khuyến học, 100% số trẻ trong độ tuổi được đến trường. Cả thôn chỉ còn 1 hộ nghèo dù ở vùng sâu, vùng xa… Những điều này nhiều nơi chắc chắn không làm tốt như thôn Tân Lập.

Mấy chủ hộ có trang trại niềm nở đón tôi và anh Khu đến thăm. Chị Nguyễn Thị Nga (quê Thái Bình) theo cha mẹ sang Tân Lập lập nghiệp từ năm 1982. Từ nghèo khó, giờ gia đình chị đã có trang trại rộng 6.000 m2, thường xuyên nuôi từ 6.000-7.000 con gà thịt. Trên rừng, chị còn 7 sào trồng tre bát độ, cây ăn quả, vải, nhãn. Mỗi năm gia đình chị thu lãi hàng trăm triệu đồng từ trồng trọt, chăn nuôi. Có điều kiện, chị tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương. “Thôn cứ phát động gì là không chỉ nhà tôi mà tất thảy bà con trong thôn đều hưởng ứng nhiệt tình. Cả thôn có 1 hộ nghèo nên ai cũng thương, góp công, góp của, ᴍᴜᴀ thẻ bảo hiểm y tế… giúp đỡ với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong vùng này, nếu nói về tinh thần đoàn kết thì thôn tôi là nhất đấy”, chị Nga cười nói.



Được sự quan tâm của cấp trên, thôn Tân Lập đang nâng cấp hệ thống đèn cao áp ở trục đường trung tâm. Trước đó dân làng đã đóng góp thắp sáng tuyến đường này nhưng họ muốn đường sá phải bừng sáng hơn về đêm nên đề nghị nâng cấp. Sắp tới sân vận động thôn cũng được đầu tư cải tạo lại, hệ thống loa truyền thanh cũng được thay mới nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn. Năm sau, thôn Tân Lập đặt mục tiêu sẽ đưa nước sạch về vì do điều kiện địa lý mà lâu nay bà con mới chỉ được sử dụng nước giếng khoan… “Thực tế cho thấy, có nhiều cái không dễ thực hiện nhưng chẳng lo vì đảng viên gương mẫu, nhân dân đoàn kết một lòng thì chẳng gì không vượt được qua”, anh Khu nhấn mạnh.



Tạm ʙɪệᴛ Tân Lập, trong lòng tôi rạo rực niềm vui. Tôi nhớ lại câu Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời từng dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Thực hiện tốt lời dạy của Người thì không chỉ thôn Tân Lập, hay tỉnh Hải Dương mà cả dân tộc ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vững bước đi lên, xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.