Skip to main content

Lâm Đồng chuẩn bị 11 mỏ khoáng sản để làm đường cao tốc

Tổng ᴅɪệɴ tích các mỏ đất, đá và cát được cấp là 170ha, trong đó lớn nhất là mỏ đất tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng với ᴅɪệɴ tích gần 20ha, mỏ có ᴅɪệɴ tích nhỏ nhất là 9ha, tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng. Để quản lý 11 khu mỏ vật liệu xây dựng phục vụ dự áɴ đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị UBND TP Bảo Lộc, các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng và Lâm Hà chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường bảo vệ tài nguyên, khoáng sản tại các vị trí này.

Đồng chí Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm tra thực tế tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.



Trước đó, theo đánh giá của cơ quan chức năng, để thi công dự áɴ đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương cần hơn 10 triệu mét khối nguyên vật liệu, gồm hơn 8 triệu mét khối đất đắp K95 và K98, hơn 1,6 triệu mét khối đá các loại và hơn 50 ngàn mét khối cát xây dựng. Sau khi cân đối giữa trữ lượng cấp phép khai thác khoáng sản tại các mỏ ở huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và TP Bảo Lộc, cơ quan chức năng xác định còn thiếu hơn 2 triệu mét khối đất san lấp để phục vụ dự áɴ.

Đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có chiều dài trên 73km, là một phần của tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng chiều dài hơn 200km. Đoạn từ huyện Tân Phú (Đồng Nai) đi TP Bảo Lộc, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc thực hiện công tác quản lý chặt chẽ 7 mỏ khoáng sản, vật liệu xây dựng, đồng thời chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đảm bảo đủ điều kiện cấp phép khai thác phục vụ dự áɴ đường cao tốc sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.



Lâm Đồng: Xây công trình trên… suối!

Theo những hộ dân tại tổ 19, thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), từ năm 2015, gia đình ông Trần Văn Hơn có đất dọc 2 bên suối Đa Me đã tự ý đổ bê tông lên hơn 100m bề mặt suối, xây bờ rào kín để tạo thành khu đất hợp nhất (ảnh). Phía dưới lòng suối, hộ dân này làm hệ thống cống hộp.

Từ khi công trình hoàn thiện đã làm hạn chế dòng chảy, mỗi khi mưa lớn gây ngập lụt khu vực rộng lớn khoảng gần 10.000m2 canh tác rau màu (chủ yếu các loại hành lá, bắp sú, ngò…) của người dân tại khu vực này. 

Ông Nguyễn Đức Thông (thôn Phú Thạnh) cho biết, có trận mưa lớn làm ngập, cuốn trôi toàn bộ 2.500m2 hành lá của gia đình, ᴛʜɪệᴛ ʜạɪ 100 triệu đồng. 



Theo UBND xã Hiệp Thạnh, ngày 20-7-2015, UBND huyện Đức Trọng ra văn bản 56/UBND-ĐT, cho phép tạm thời tồn tại các hạng mục công trình trên phạm vi nắp cống và hành lang cống hộp hiện trạng của ông Trần Văn Hơn.

Đầu năm 2016, Phòng NN-PTNT huyện Đức Trọng đã tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế, nhà thầu thi công công trình cống hộp là đủ điều kiện và phù hợp với việc lưu thông dòng chảy. Vì vậy, ông Trần Văn Hơn được tiếp tục xây dựng thêm một cống hộp (hoàn thiện năm 2017) song song với dòng suối cũ để tránh tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên, việc dòng suối tự nhiên bị xây phủ lên tạo thành nút thắt cổ chai, khiến cho nước không có đường thoát mỗi khi mưa lớn. 



Mới đây, ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, đã giao Phòng NN-PTNT huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND xã Hiệp Thạnh rà soát lại toàn bộ hồ sơ, đồng thời kiểm tra thực tế việc tiêu thoát nước tại khu vực trên, báo cáo, đề xuất UBND huyện xem xét, xử lý theo đúng quy định; giao Phòng Kinh tế – Hạ tầng chủ trì rà soát lại các nội dung chỉ đạo của UBND huyện liên quan đến các công trình xây dựng của ông Trần Văn Hơn.