Skip to main content

HTX Sản xuất và kinh doanh nông sản Bạch Đằng: Tạm ngừng xuất khẩu thanh long

Theo đại ᴅɪệɴ HTX Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng (Kinh Môn), đơn vị đã nhận được một số đơn đặt hàng xuất khẩu thanh long đi Australia, Mỹ và Trung Quốc, mỗi đơn hàng từ 7 – 8 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ᴅịᴄʜ ᴄᴏᴠɪᴅ-19 cùng với thanh long đã vào cuối vụ, số lượng không còn nhiều nên HTX phải tạm ngừng xuất khẩu. Dự kiến sang năm HTX sẽ tiếp tục nhận đơn xuất khẩu thanh long sang thị trường các nước này. 

Sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi từ 70 – 80 triệu đồng/ha thanh long

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 3 mã vùng trồng cho 10 ha thanh long ở thôn Đại Uyên (xã Bạch Đằng) xuất khẩu đi Australia, Mỹ và Trung Quốc. Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh được cấp mã vùng trồng thanh long để xuất khẩu.



Hiện giá thanh long từ 10.000 – 13.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 6.000 đồng/kg so với đầu vụ, người trồng lãi từ 70 – 80 triệu đồng/ha. Xã Bạch Đằng hiện có hơn 60 ha trồng thanh long, trong đó 30 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hải Dương: Phân hạng sản phẩm OCOP

Các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Hải Dương sẽ được xếp hạng, phân loại dựa trên các điều kiện sau:

1. Xác định sản phẩm tham gia OCOP

Sản phẩm đăng ký tham gia OCOP phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau: là sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sản phẩm địa phương (công nghệ có nguồn gốc và nguyên liệu ở địa phương). Nếu không phải sản phẩm địa phương cần sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu ở địa phương, do các thành viên/chủ sở hữu/cộng đồng địa phương cung ứng; có tính độᴄ đáo (mức độ phổ biến ở một địa phương); có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường, phát triển theo hướng bền vững; là sản phẩm ᴅịᴄʜ vụ tại địa phương, dựa trên lợi thế về văn hóa, danh thắng, môi trường địa phương; đạt tối thiểu từ 20 điểm trở lên trong bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.



2. Phân hạng

– Hạng 5 sao phải đạt từ 90-100 điểm: sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

– Hạng 4 sao đạt từ 70-89 điểm: sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đạt tiêu chuẩn quốc tế.

– Hạng 3 sao đạt từ 50-69 điểm: sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao.

– Hạng 2 sao đạt từ 30-49 điểm: sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao.

– Hạng 1 sao chỉ đạt dưới 30 điểm: sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

 Điểm số được chấm dựa trên 3 tiêu chí:

– Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm) gồm tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm và sức mạnh cộng đồng.



– Các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp thị (25 điểm) gồm tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm.

– Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm (40 điểm) gồm kiểm tra, phân tích tiêu chuẩn theo yêu cầu của loại sản phẩm, cơ hội tiếp thị toàn cầu.

3. Xác định các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia

– Có tính độᴄ đáo, có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang tính đặc trưng riêng của tỉnh Hải Dương, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Sản phẩm có quy mô sản xuất lớn với chất lượng đồng nhất, có khả năng tạo giá trị gia tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, du lịch, ᴅịᴄʜ vụ, là trung tâm lan tỏa, là động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, xã hội của tỉnh. Có khả năng áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao. Có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, khả năng cung ứng cho thị trường với sản lượng lớn, ổn định lâu dài, gắn kết giữa sản xuất với các cơ sở chế biến; khả năng kết nối sản phẩm cùng loại của các tỉnh trong vùng và trong nước để tham gia xuất khẩu. 



– Sản phẩm hàng hóa OCOP đáp ứng các tiêu chí kể trên và đạt số điểm từ 65 trở lên thì được công nhận là sản phẩm hàng hóa OCOP cấp tỉnh.

– Sản phẩm hàng hóa OCOP đáp ứng các tiêu chí kể trên và đạt số điểm từ 80 trở lên thì được công nhận là sản phẩm hàng hóa OCOP định hướng cấp quốc gia.