Skip to main content

Đôi vợ chồng từ Hải Dương vào Long An mưu sinh, chí thú làm ăn, được chính quyền “thương” xây tặng căn nhà

“Hai hoặc ba năm mới có dịp về đoàn tụ cùng thân tộc, sau khi đi quãng đường dài, cô bác hỏi nghề nghiệp gì, công việc làm ăn ra sao, thu nhập ổn định không…. tôi vô tư trả lời, sáng đi sớm tối mịt trở về, hợp đồng làm ăn lâu dài đến lúc “nghỉ hưu” thì thôi, cụ thể: Đi ʙáɴ vé số dạo”, anh Lợi cười tươi nói.

Rời quê hương vào Long An mưu sinh

Anh Mạc Văn Lợi (52 tuổi) mặc áo thun trắng của công ty xổ số, dép lê cũ kỹ, gương mặt khắc khổ; người vợ – chị Đỗ Thị Loan  (48 tuổi) có nét gần như tương đồng. Cuộc mưu sinh quanh năm gắn liền với ngoài phố, quán tiệm, việc dầm mưa, dãi nắng của vợ chồng là bình thường khi phải đi ʙáɴ từng tờ vé số.



Anh Mạc Văn Lợi (52 tuổi, quê xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) hiện sinh sống ổn định tại phường 7, TP. Tân An, tỉnh Long An làm nghề ʙáɴ vé số và xem nơi đây như là quê hương thứ hai của vợ chồng. Ảnh: Thiên Long

Anh nhớ lại, vợ chồng cưới nhau ở nơi chôn nhau ᴄắᴛ rốn thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương. Điều kiện ở vùng quê chưa phát triển, cả hai quyết định gửi đứa con trai cho ông bà nội, sau đó đi vào Nam mưu sinh. Lần đầu tiên đi xa lại chưa có nghề nghiệp, ngồi trên tàu lửa cả hai nắm chặt tay nhau hứa sẽ vượt qua.

Năm 2005, chia tay bà con thân quyến, họ lên đường chỉ vỏn vẹn có bao lô vài bộ quần áo cũ, số tiền chỉ đủ đi tàu và chi phí tạm vài ngày. Vào tới Sài Gòn, vợ chồng anh Lợi không ở lại chốn phồn hoa đi thị mà đón xe thẳng về Long An. “Nghe nói vùng giáp ranh đang phát triển dễ ᴋɪếᴍ việc và thu nhập khá hơn”, anh bồi hồi nhớ lại.



 “Người xa quê giúp nhau” anh vào ở trọ chung phòng với nhiều anh chị em khác “dù biết chật chội, sinh hoạt bất tiện, bù lại một tháng chỉ có 200.000-300.000 đồng, mình lại đi suốt ngày tối về ngả lưng vài tiếng vậy là được rồi”, chị Loan kể.

Những ngày đầu tiên, anh Lợi đi làm bốc vác, chị Loan phụ quán ăn ngoại ô TP Tân An. Do không có xe đạp, sáng sớm, họ phải cuốc bộ gần 7 cây số để đến đúng giờ. Thời gian gần 3 tháng, dù chủ khá thương cho ăn uống, trả lương đầy đủ, số tiền dành dụm hàng tháng chẳng được bao nhiêu.

Con ʟộ nhỏ ngang qua nhà anh ở ngoại ô TP. Tân An, tỉnh Long An giờ đã khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Thiên Long



Hồi đi làm, thấy nhiều người cầm vé số đi báɴ, hỏi thăm thì họ nói ᴋɪếᴍ kha khá nếu chịu khó đi chào mời nhiều, sau đó sẽ có nhiều mối quen. “Nghe có lý, vài đêm sau tôi bàn với vợ thử thời vận xem thế nào. Lần đầu đếm hết tiền được 3.000.000 đồng ᴍᴜᴀ hơn 300 tờ, sáng sớm thức dậy vợ chồng có mặt ở đại lý. Và rồi cơ duyên từ đó đến nay”.

Được chính quyền thương xây tặng căn nhà

ʙáɴ nhiều, thu lợi khá, anh Lợi quyết định thuê riêng phòng trọ để tiện việc đi lại và sinh hoạt cá nhân. Mỗi tháng, vợ chồng anh gửi chút tiền về quê cho ông bà và chi phí học hành cho con trai.



8 năm sau, vợ chồng ᴍᴜᴀ mảnh đất, thực ra là ao cá ở ngoại ô thuộc phường 7,  TP Tân An. Rồi họ thuê xe đổ đất dần dần thành lô đất khá đẹp nằm cạnh con ʟộ nhỏ.

Ngôi nhà khang trang, có cây mai vàng trước sân như báo hiệu cuộc sống vợ chồng anh sẽ tốt lên trong năm mới. Ảnh: Thiên Long

Tạm trú thời gian dài, vợ chồng anh được nhập hộ khẩu. Biết đươc hoàn cảnh của anh Lợi, chí thú làm ăn, thương vợ, thương con gắn kết với người dân địa phương, năm 2017, UBND phường 7, TP. Tân An xét đưa vào ᴅɪệɴ hộ nghèo. 3 năm sau đoàn thể vận động nhà hảo tâm giúp đỡ, cất cho vợ chồng anh căn nhà tình thương trị giá hơn 110 triệu đồng.



Niềm vui càng nhân đôi, năm 2021, con anh là Mạc Văn Hoàng (18 tuổi) đủ điểm bước vào Học viện Quân sự tại Hà Nội. Cô con gái út Mạc Thị Hồng Nhung (10 tuổi), lên lớp 5, học tại ngôi trường gần nhà. “Giờ chỉ mong mình có sức khỏe để cùng vợ tiếp tục nghề ʙáɴ vé số. Nó là nghề chính mà chúng tôi đã gắn liền gần như cả cuộc đời”, anh Lợi cười vui dù gương mặt già đi trước tuổi.

Nhiều người láng giềng đều bày tỏ lòng yêu quý một gia đình xa quê, biết hòa nhập tốt với cộng đồng. UBND phường 7, TP.Tân An thường xuyên quan tâm tạo điều kiện giúp vợ chồng anh Lợi ổn định cuộc sống. “Vợ chồng tôi được chính quyền thương”, anh Lợi giản dị.