Skip to main content

Lâm Đồng: Doanh nghiệp – người lao động “đỏ mắt” tìm nhau

Giảm tiêu chí tuyển dụng vẫn “bói” không ra người

Mặc dù chỉ là một công ty may mặc quy mô nhỏ với nhu cầu khoảng 20 lao động nhưng suốt thời gian dài, công ty Dệt may và Vớ Apex (Đức Trọng, Lâm Đồng) vẫn phải chấp nhận tình trạng thiếu 50% lượng lao động theo nhu cầu đơn hàng.

Sau gần 1 năm tận dụng tất cả các diễn đàn, trung tâm ᴅịᴄʜ vụ việc làm cho đến các website, hội nhóm, fanpage trên ᴍạɴɢ xã hội… để đăng tin tuyển dụng nhưng không khả quan, công ty thậm chí đã phải giảm tiêu chí tuyển dụng lao động từ có kinh nghiệm sang nhận dạy việc cho người mới và vẫn trả lương đầy đủ thì tình hình vẫn không cải thiện là mấy.



“Ngày hội kết nối – giới thiệu việc làm vừa diễn ra khoảng 1 tuần trước, chúng tôi cũng đến tiếp xúc trực tiếp, phát hơn 300 tờ thông tin nhưng đến nay vẫn chưa thấy một bộ hồ sơ nào ứng tuyển. Không hiểu người ta đi đâu hết mà cả 1 năm rồi cũng không “bói” ra nổi một người” – Bà Bùi Thị Nhỏ – Giám đốc Nhân sự công ty Dệt may và Vớ Apex than thở.

Hay như công ty ᴅịᴄʜ vụ – Thương mại Ô tô Đà Lạt cũng mất hơn nửa năm “đỏ mắt” tìm người làm thì đến nay cũng mới chỉ đáp ứng được số lao động cơ bản để vận hành và hiện vẫn còn thiếu 10 nhân sự cho 3 vị trí công việc.



Ngành nghề may mặc có nhiều cơ hội việc làm nhưng vẫn khó khăn trong tuyển dụng lao động.

Tương tự, công ty Hana Đà Lạt kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn cũng chật vật tuyển dụng từ đầu năm đến nay chưa đủ lao động.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuỷ – Trưởng phòng Nhân sự công ty Hana Đà Lạt cho biết: “Trước nay, công ty chỉ tuyển lao động có trình độ nghiệp vụ (tuỳ vị trí công việc). Nhưng sau ᴅịᴄʜ, thấy việc tuyển dụng khó khăn nên chúng tôi đành phải tuyển cả sinh viên chưa ra trường, tạm thời lấp chỗ trống để vận hành lại đã. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay cũng mới chỉ tuyển được 5 người. Trong khi ngày trước, chúng tôi chỉ cần tuyển 1-2 tháng là đủ các vị trí với những lao động chất lượng hơn rất nhiều.” 



Người tìm việc không thấy việc tìm người

Ngày 1.7, trên website của Trung tâm ᴅịᴄʜ vụ việc làm Lâm Đồng đăng tải 1.744 cơ hội việc làm đang tuyển dụng đến từ hơn 100 doanh nghiệp trên toàn tỉnh.

Còn theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, tính đến ngày 30.6, toàn tỉnh có 15,9 nghìn người thiếu việc làm. Trong đó, khu vực nông thôn có 4,2 nghìn người, khu vực thành thị có 11,7 nghìn người đang có nhu cầu tìm việc.

Điều nghịch lý là, nguồn cung lao động của Lâm Đồng hiện đang gấp tới gần 10 lần so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp địa phương, thế nhưng không hiểu vì lý do gì, việc vẫn không tìm được người. Đó là còn chưa kể lượng lao động ngoại tỉnh đã dần trở lại địa phương tìm việc làm. 



Bà Nguyễn Thị Quý Phương (42 tuổi) hiện đang làm nhân viên buồng phòng thời vụ cho một khách sạn 2 sao ở Đà Lạt. Giải thích lý do chỉ xin làm việc thời vụ thay vì tìm một công việc ổn định, bà cho biết: “Vì đang cao điểm mùa du lịch hè nên lương thời vụ cao hơn lương tôi đi làm chính thức hồi trước ᴅịᴄʜ. Tất nhiên là làm thời vụ thì không có mấy chế độ bảo hiểm xã hội hay phúc lợi như nhân viên chính thức… Nhưng tôi cũng không quan tâm lắm, tôi thích được nhận luôn tiền vào cuối ngày để lo cho con cái, gia đình trước mắt đã.” 

Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, đại ᴅɪệɴ phòng Việc làm – An toàn lao động, Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng cho rằng, nhiều lao động sau khi mất việc làm vì ᴅịᴄʜ đã phải về quê hoặc chuyển sang làm ngành nghề khác. Nay công việc mới của họ ổn định rồi nên hầu hết đều ngại quay lại.



Với một nguyên nhân không nhỏ khác là ᴅịᴄʜ bệnh cũng khiến cho xu hướng công việc của nhiều người thay đổi. Mọi người sau một thời gian làm việc online tại nhà đã quen nên bây giờ không thích việc hàng ngày phải đến cơ quan, trụ sở làm việc nữa. Hiện thị trường lao động làm việc online tại nhà đang sôi động hơn rất nhiều, đặc ʙɪệᴛ là các công việc telesales, kinh doanh online…

Trong khi đó, theo khảo ꜱáᴛ của Sở LĐTBXH Lâm Đồng, hiện các ngành nghề đang rất thiếu lao động ở tỉnh gồm dệt may, ᴅịᴄʜ vụ nhà hàng – khách sạn và làm vườn… nhưng vẫn không tuyển được người.

Sự gián đoạn, mất kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động do thời gian dài ảnh hưởng bởi ᴅịᴄʜ bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng người tìm việc không thấy được việc đang tìm người.