Skip to main content

Lâm Đồng: ‘Bà đỡ’ cho những hộ nông dân nghèo

Huyện Đam Rông được thành lập vào cuối năm 2004, trên cơ sở được ꜱáᴘ ɴʜậᴘ của 4 xã thuộc huyện Lâm Hà và 3 xã thuộc huyện Lạc Dương. Đây cũng là huyện có xuất phát điểm thấp, với tỷ lệ hộ nghèo thời điểm này rất cao, chiếm 73,19%. Sau khi ꜱáᴘ ɴʜậᴘ thì huyện được thành lập 8 địa bàn cấp xã và là huyện thuộc ᴅɪệɴ 62 huyện nghèo toàn quốc, được hưởng các chính sách theo Nghị quyết số 30a 2của Thủ tướng Chính phủ. 

Nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều nông dân trong huyện Đam Rông đã mạnh dạn đổi mới tư duy, đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao

Ông Liêng Hót Ha Hai – Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết: Với đặc điểm là huyện mới thành lập, xuất phát điểm là huyện nghèo của toàn quốc nên UBND huyện luôn xác định rõ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP cùng với Nghị định 78/2002/NĐ-CP là giải pháp quan trọng để hỗ trợ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.



Trong đó, Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ là đòn bẩy, là “bà đỡ” cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ khó khăn, yếu thế trên địa bàn có cơ hội được vay vốn để thực hiện ước mơ thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng của mình. Chính vì vậy, những năm qua, UBND huyện Đam Rông đã chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành liên quan phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện thực hiện rà soát nhu cầu vốn vay để đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên toàn huyện được tiếp cận nguồn vốn tín dụng CSXH khi có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh và phục vụ nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình.



Qua 18 năm, Ngân hàng CSXH huyện Đam Rông đã triển khai 16 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn với doanh số cho vay đạt 923,9 tỷ đồng/39.681 lượt khách hàng. Đến nay, doanh số thu nợ của ngân hàng đã đạt 554,7 tỷ đồng, tổng dư nợ là 384,3 tỷ đồng, với 7.241 hộ còn dư nợ, tăng gấp 106,43 lần so với năm 2005. Các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH trên địa bàn đã tạo điều kiện cho 39.681 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Qua đó, đã giúp cho 9.589 hộ thoát nghèo, đưa tỉ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 73,19% năm 2005 xuống còn 5,45% năm 2021, góp phần đạt 4/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới; giải quyết việc làm cho 6.511 lao động; giúp 1.111 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập; giúp 688 hộ nghèo vay vốn xây dựng nhà ở; xây dựng 8.354 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đầu tư trên 28.500 ha cà phê, giúp cho trên 30.000 lượt lao động được sử dụng vốn tạo thêm việc làm…



Bên cạnh đó, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cấp huyện chuyển sang Ngân hàng CSXH cũng đã không ngừng tăng lên. Quy mô tín dụng cũng được mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhất là các hộ thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc ʙɪệᴛ khó khăn, xã xây dựng nông thôn mới. Đến nay, việc huy động vốn của Ngân hàng CSXH huyện được thực hiện qua 160 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng nguồn vốn ước đạt 41,8 tỷ đồng; trong đó, huy động qua tổ vay vốn đạt 16,2 tỷ đồng, huy động qua tổ chức, cá nhân đạt 25,5 tỷ đồng.



Theo ông Liêng Hót Ha Hai, Ngân hàng CSXH ra đời là công cụ hiệu quả để Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm, hướng đầu tư, biết tính toán lợi ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm trong tiêu dùng. Đặc ʙɪệᴛ, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản đã xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách đã từng bước nâng cao mức sống của Nhân dân, tăng thu nhập bình quân đầu người toàn huyện lên 35 triệu đồng/người/năm 2021; góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị xã hội trên địa bàn huyện.



“Những gì mà Ngân hàng CSXH huyện Đam Rông đã nỗ lực và triển khai trong thời gian qua đã góp phần cùng địa phương thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội các cấp đánh giá cao trong việc hạn chế tín dụng đen, xóa bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi, ʙáɴ non sản phẩm nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương” – ông Hai cho biết thêm.