Skip to main content

Câu chuyện phía sau 2 nồi thịt của bố mẹ khiến con trai phải đăng đàn ‘kể khổ’

Gia đình nào mà chẳng phải trải qua đôi ba lần cơm không lành, canh không ngọt. Là vợ chồng sống với nhau hàng chục năm thì việc giận hờn, cãi nhau càng không phải là điều khó hiểu. 

Tuy nhiên, nếu nói về những cuộc “chiến tranh lạnh” trong gia đình thì không nhà nào giống nhà nào. Những lúc ấy, người phải chịu đựng nhiều nhất đôi khi không phải là kẻ trong cuộc mà là những nhân vật đứng ngoài cuộc chiến – cụ thể chính là những đứa con. 

Câu chuyện “chiến tranh lạnh” của bố mẹ một bạn trẻ được chia sẻ trên ᴍạɴɢ vô tình lại trở thành chủ đề bàn luận khá hài hước từ dân ᴍạɴɢ. 

“Chuyện là ba mẹ mình giận nhau, ba ngủ phòng ba, mẹ ngủ phòng mình, mình ngủ sô-pha. Hôm nay thì thế cục “chiến tranh lạnh” đã lan đến mặt trận bếp ăn khi mà ba mẹ mình thi nhau nấu thịt kho trứng. Hôm trước ba nấu nồi bên trái, thì hôm sau mẹ nấu nồi bên phải… 



Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi ᴄʜếᴛ. Tuy ở một nhà nhưng hằng ngày mình phải ăn 2 món canh (1 món ba nấu, 1 món mẹ nấu). Đến hôm nay mình không chịu nổi nữa vì phải ăn đến 2 nồi thịt kho trứng theo hai phong cách khác nhau, no gần chết”, nguyên văn dòng trạng thái than thở của người con. 

Cuộc chiến lan ra từ phòng ngủ đến căn bếp với hai nồi thịt kho là “hậu quả”.  

Theo đó, anh chàng đăng đàn kể khổ khi phải là người chịu đựng hậu quả của việc bố mẹ giận nhau. Để người đọc hình dung rõ hơn vấn đề, chủ bài viết còn đăng kèm bức ảnh chiếc bếp với hai nồi thịt kho mang hai hình thái khác nhau được nấu riêng bởi bố mẹ. 



Phụ huynh giận nhau, con cái hứng đạn, có vẻ đây cũng là nỗi niềm chung của nhiều bạn trẻ nên câu chuyện đậm chất “sóng gió gia đình” này ngay lập tức nhận về lượng tương tác rất cao. 

– “Sao bạn không đổ chung luôn 2 nồi làm 1. Cho ba mẹ ngồi lựa của ông của bà. Biết đâu lại huề. Không thì lần sau sẽ khắc tên trên đồ ăn á”.

– “Trộn 2 nồi lại với nhau, ʜốᴛ thêm 1 nhúm muối bỏ vô, thêm 2 trái ớt. Ba mẹ quay qua chửi bạn là hết lạnh à”.

– “Bố mẹ mình khi cãi nhau mà thấy mình sẽ không cãi nữa, họ sẽ hợp sức chửi mình”.

– “Ít ra còn được nấu cho ăn, chứ ba mẹ tui mà cãi nhau thì tui là người nấu đó trời”.



– “Mình chỉ thắc mắc là cuối cùng thì ai là người rửa chén?”.