Skip to main content

Đầu vụ, cà rốt Hải Dương được thu ᴍᴜᴀ để xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản, nông dân lãi đậm

Cà rốt Hải Dương được thu ᴍᴜᴀ để xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản, nông dân lãi đậm

Theo đại ᴅɪệɴ HTX ᴅịᴄʜ vụ nông nghiệp xã Đức Chính, từ đầu vụ đến ngày 8/1 đã có khoảng 10.000 tấn cà rốt được thu ᴍᴜᴀ và vận chuyển về địa bàn xã để sơ chế, đóng gói, đạt 5% tổng sản lượng cà rốt toàn tỉnh.

Số cà rốt đã thu hoạch chủ yếu là của các hộ dân trong xã thuê đất trồng ở nơi khác. 7.000 tấn cà rốt được các doanh nghiệp và cơ sở thu ᴍᴜᴀ, sơ chế đóng gói và xuất khẩu, chiếm 70% sản lượng đã thu hoạch. Thị trường xuất khẩu cà rốt Hải Dương chủ yếu ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, các nước khu vực Trung Đông… Số lượng còn lại được tiêu thụ trong nước.



Hiện thương lái đang thu ᴍᴜᴀ cà rốt với giá 9.000 đồng/kg, riêng cà rốt xuất khẩu giá 12.000 đồng/kg, giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với thời điểm đầu vụ.

Năng suất cà rốt năm nay ước đạt từ 1,8 – 2 tấn/sào, nông dân thu lãi từ 7 – 12 triệu đồng/sào, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cà rốt chủ yếu được các đơn vị thu ᴍᴜᴀ, sơ chế và xuất khẩu

Cà rốt là cây trồng chủ lực của tỉnh Hải Dương, với thị trường xuất khẩu lớn nên việc nâng cao chất lượng luôn được tỉnh quan tâm. Ngoài những chính sách như hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, liên kết gắn với bao tiêu…, năm nay tỉnh hỗ trợ xây dựng 8 vùng cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP với ᴅɪệɴ tích 281 ha. 



Đây là năm đầu tiên tỉnh có cơ chế hỗ trợ xây dựng các vùng trồng cà rốt theo tiêu chuẩn an toàn. Các vùng này được hỗ trợ một phần kinh phí ᴛʜᴜốᴄ BVTV và tư vấn, đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP. Việc nâng cao, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng sản phẩm theo hướng tiêu chuẩn GAP là đòi hỏi cấp thiết. Do vậy, ngoài mô hình trồng cà rốt được cấp chứng nhận VietGAP thì toàn bộ ᴅɪệɴ tích cà rốt của tỉnh đều được sản xuất theo quy trình này.

Thương hiệu cà rốt Hải Dương đã được khẳng định nhưng giá ʙáɴ sản phẩm chưa ổn định. Bởi vậy, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là giải pháp tối ưu để giảm thiểu rủi ro về thị trường. 



Ông Nguyễn Văn Mịch, Giám đốc HTX ᴅịᴄʜ vụ nông nghiệp Cẩm Văn (Cẩm Giàng) cho biết: “Vụ này, xã có 30 ha trong tổng số 70 ha cà rốt VietGAP được Công ty CP Chế biến nông sản Tân Hương ký hợp đồng bao tiêu, tăng 20 ha so với vụ trước. HTX đứng ra làm cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân. Các hộ sẽ không phải lo tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng an tâm khi có nguồn hàng bảo đảm chất lượng”.

Bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết: “Khác với những năm trước, năm nay ngành nông nghiệp định hướng cho các địa phương sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu của từng thị trường mà người dân điều chỉnh kỹ thuật sản xuất ở từng vùng phù hợp, bảo đảm các tiêu chí về mẫu mã, kích thước và chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo uy tín với khách hàng và giúp sản phẩm cà rốt của Hải Dương tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu”.



Năm nay, toàn tỉnh Hải Dương trồng khoảng 1.200 ha cà rốt, tương đương năm trước, tập trung tại các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách và TP Chí Linh. Ngoài ra, nông dân còn thuê hàng nghìn ha trồng cà rốt ở các tỉnh, thành phố khác. Do vậy, sản lượng cà rốt dự báo sẽ tăng nhiều so với các vụ trước.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 20 doanh nghiệp cùng nhiều hộ kinh doanh thu ᴍᴜᴀ và xuất khẩu cà rốt. Năm 2020, khoảng 75% sản lượng cà rốt được xuất khẩu, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản…