Skip to main content

7 lưu ý để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tươi ngon suốt 7 ngày

1 Phân loại thực phẩm cần bảo quản

Đối với thịt, cá, tôm

Thịt, cá, tôm. Sau khi mua về, rửa sạch, ta tiến hành tẩm ướp gia vị. Sau đó, cho vào hộp đựng thực phẩm dùng hoặc bọc ni-lông để bảo quản thực phẩm, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Thịt sau khi mua về được cho vào bọc ni-lông, bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh

Trước khi chế biến, bạn chỉ cần lấy từng phần cho vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 4 – 5 tiếng, rồi bắt đầu chế biến. Làm như vậy, sẽ hạn chế được việc rã đông toàn bộ thực phẩm cần chế biến, đảm bảo được độ dinh dưỡng và thơm ngon của món ăn.

Đối với hành lá

Hành lá, góp phần làm cho món ăn của bạn được thơm ngon hơn. Nhưng hành lá cũng cần được bảo quản đúng cách, nếu không sẽ bị úng, hư hỏng.



Để bảo quản hành lá được tươi. Bạn cần nhặt và rửa sạch, để cho hành ráo nước. Sau đó, dùng dคσ thái nhỏ và cho vào chai nhựa, đậy nắp. Tiếp đến, là cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Hành lá được rửa sạch, thái nhỏ bỏ vào chai

Mỗi lần khi sử dụng hành để nấu, bạn lấy ra một ít, rồi lại cho vào ngăn đá. Với cách này, bạn sẽ giữ cho hành được tươi ngon trong một tuần.

Đối với trái cây

Sau khi mua trái cây về, bạn nhặt cuống bỏ những quả hỏng, rửa sạch . Sau đó, tiến hành phân thành từng loại trái riêng, bạn chú ý là chuối và cà chua thì không nên cho vào tủ lạnh.



Khi phân loại xong, bạn cho từng loại vào từng túi ni-lông dùng để bảo quản thực phẩm và để ở ngăn mát tủ lạnh.

Trái cây được phân loại thành từng loại, cho vào túi đựng, để ở ngăn mát tủ lạnh

Đối với những loại trái cây, khi sử dụng được một phần còn dư lại, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc chúng lại, rồi bảo quản ở ngăn lạnh.

Trái cây khi còn thừa, bạn dùng màng bọc lại, sau đó để vào tủ lạnh

Đối với rau, củ

Rau,củ, cung cấp vitamin, chất xơ, rất tốt cho cơ thể. Để bảo quản rau xanh, bạn nhặt rau, rửa sạch, để ráo nước, cho từng loại vào từng túi ni-lông bọc kín. Sau đó, cho vào ngăn bảo quản rau của ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy, rau sẽ tươi ngon và bảo quản được lâu hơn.



Rau, củ khi rửa sạch cho vào bọc bảo quản thực phẩm để ở ngăn mát tủ lạnh

2 Các loại thực phẩm bảo quản nên được cho vào hộp hoặc túi nhựa

Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng hoặc túi đựng thực phẩm, đậy kín, không chỉ vì thành phần món ăn, mà còn vì chất lượng, để tránh trường hợp thức ăn bị dính mùi của thức ăn khác.

Thực phẩm được phân loại và cho vào hộp bảo quản

3 Đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 – 4 độ C khi bảo quản thực phẩm

Nên đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 – 4 độ C khi bảo quản thực phẩm. Vì ở nhiệt độ này sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp cho thực phẩm của bạn được tươi tốt và bảo quản lâu hơn.



Nên đặt nhiệt độ tủ lạnh 1 – 4 độ C, để giữ thực phẩm được bảo quản tốt hơn

4 Đã rã đông thì không nên tiếp tục bảo quản

Khi thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì hãy dùng luôn. Đã rã đông, rồi lại cho vào ngăn đá là một trong những lý do gây nhiễm độc thực phẩm. Bạn nên lấy một phần nhỏ đủ để nấu, rồi cho phần còn lại vào ngăn đá bảo quản tiếp.

Đã rã đông thì không nên tiếp tục bảo quản

5 Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

Khi cho thực phẩm vào tủ lạnh cần phải sắp xếp đúng cách. Những thực phẩm mới khi cho vào ngăn đá, nên để phía trong. Thực phẩm cũ, mua từ trước thì xếp ra ngoài dùng trước, để tránh quá hạn sử dụng.



Bạn nên gắn nhãn, đề ngày trên thực phẩm để tránh trường hợp thức ăn quá hạn sử dụng.

Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

6 Chú ý những thực phẩm có mùi

Một số thực phẩm như phô mai, cá khô,… nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự như những thực phẩm dễ bốc mùi như mít, dứa hành,…

Chú ý những thực phẩm có mùi

7 Dùng tủ lạnh có ngăn bảo vệ rau củ tươi lâu

Các dòng tủ lạnh đời mới thường có những chú trọng vào công nghệ bảo quản rau củ, giúp chúng được quang hợp và phát triển ngay trong môi trường áหh sáng nhân tạo, từ đó vẫn giữ nguyên được hương vị tự nhiên và thành phần dinh dưỡng.



Dùng tủ lạnh có ngăn bảo vệ rau củ tươi lâu