Skip to main content

Tạm ngưng tách thửa không thời hạn, Lâm Đồng làm trái luật

Người dân Lâm Đồng gửi thông tin đến Tuổi Trẻ phản ánh gia đình họ khó khăn, có thể vỡ nợ vì quy định tạm ngưng tách thửa đất nông nghiệp kéo dài ở tỉnh này.

UBND tỉnh Lâm Đồng ra văn bản tạm ngưng tách thửa đất nông nghiệp trên ᴅɪệɴ rộng khiến quyền lợi người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đó các khu vực phân lô tách thửa ᴛʀáɪ ᴘʜéᴘ với hàng nghìn lô đất vẫn tồn tại – Ảnh: M.V.

Làm khó người dân

Ông Nguyễn T.N. (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cho biết: “Tôi kẹt tiền sản xuất hoa nên tách 1.000m2 đất của cha mẹ để lại báɴ. Tôi nhận tiền cọc xong xuôi, chuẩn bị làm thủ tục tách thửa sang tên thì có văn bản cấm tách thửa của tỉnh Lâm Đồng. Tôi đành phải hẹn hết lần này đến lần nọ với người ta. Giờ người ta cũng hết muốn chờ, chuẩn bị kiện tôi để đền tiền cọc. Nếu không xin được người ᴍᴜᴀ thông cảm thì tôi phải đền gấp đôi tiền cọc”.



Việc Lâm Đồng cấm tách thửa đất nông nghiệp khiến người dân bức xúc vì ảnh hưởng đến quyền lợi và nhu cầu thiết thực của họ. Một ᴄáɴ bộ thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng (đề nghị không nêu tên – PV) cho biết:

“Khi tiếp xúc cử tri tại các huyện, nhiều bà con phản ánh gay gắt, thậm chí kêu cứu vì có nhiều vấn đề sống còn của gia đình họ bị ảnh hưởng bởi văn bản “cấm” này. Buông lỏng quản lý để sai phạm phân lô ʙáɴ nền phá nát quy hoạch thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Số đông người dân không liên quan nên không thể để họ bị ᴛʜɪệᴛ ʜạɪ dạng liên đới”.

Ông Ngô Văn Ninh – chánh văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Lâm Đồng – cho biết tỉnh có văn bản như nêu trên để ngăn chặn phân lô tách thửa kinh doanh bất động sản sai quy định và vẫn đang tiếp tục rà soát. Theo ông Ninh, UBND tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa có thời hạn cho việc “hạn chế” tách thửa đất nông nghiệp.



Nguồn cơn sự việc

Sau nhiều năm để các đơn vị kinh doanh bất động sản phân lô xẻ nền đất nông nghiệp ʙáɴ trái phéᴘ, núp bóng dự áɴ khiến dư luận bức xúc, khoảng tháng 10-2021, tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động tách thửa để hoàn thiện cơ sở pháp lý. 

Tháng 11-2021, tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản hướng dẫn người dân tách thửa: Đối với đất ở, vẫn theo luật hiện hành. Riêng đối với đất nông nghiệp, văn bản này quy định: ᴅɪệɴ tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị; 1.000m2 tại khu vực nông thôn. 

Các dự áɴ bất động sản ᴛʀáɪ ᴘʜéᴘ đã phân lô vẫn chào báɴ, trong khi đó nhu cầu chính đáng của người dân không thực hiện được – Ảnh: M.V.



ʙấᴛ ɴɢờ, giữa tháng 1-2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất nông nghiệp. 

Ngày 5-7-2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản mới (văn bản 4911). Theo văn bản này, đa phần cá nhân vẫn không thể tách thửa đất nông nghiệp của mình. Nếu muốn phải lập hợp tác xã, công ty và thửa đất muốn tách phải lập dự áɴ, lập quy hoạch để trình phê duyệt. 

Chỉ có ngoại lệ trong trường hợp thừa kế hoặc tặng cho (giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột theo quy định), mỗi người nhận – tặng cho được nhận 1 thửa đất sau khi tách thửa. 



Các dự áɴ lậu tại Lâm Đồng vẫn chưa bị đình chỉ để quản lý – Ảnh: M.V.

Người dân có quyền kiện

Liên quan đến vụ việc, tiến sĩ luật học Cao Vũ Minh, giảng viên Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM, cho biết: “Việc ra văn bản tạm dừng tách thửa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân mà không hề có thời gian kết thúc thì không khác gì một lệnh cấm. Cấm tách thửa để hạn chế phân lô ʙáɴ nền nhằm đạt được mục đích quản lý của nhà quản lý nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của dân.

Thủ tục hành chính là cầu nối để dân thực hiện quyền của mình, nhưng thủ tục này bị tạm ngừng thực hiện đã khiến quyền lợi của dân bị xâm phạm nghiêm trọng, đây là cái sai nghiêm trọng.



Đối với văn bản tạm ngưng tách thửa đất nông nghiệp này, người dân có quyền khiếu nại với chính quyền, nếu chính quyền không thu hồi thì có quyền khởi kiện hành chính tại tòa bởi nó là công văn hành chính có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức”.