Skip to main content

Tây Ninh sẽ có thêm 11 cây cầu qua sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông

Do đó, trong thời gian qua và sắp tới, tỉnh nỗ lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từng bước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn; kết nối hiệu quả giữa các loại hình giao thông và giữa hệ thống quốc gia với hệ thống giao thông địa phương; kết nối vùng, miền, các đầu mối vận tải; phát huy thế mạnh là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình, hỗ trợ gom và giải toả hàng hoá, hành khách cho các phương thức vận tải khác.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ sẽ tiếp tục được quy hoạch bảo đảm cân đối hài hoà, hợp lý về vị trí, dân số, nhu cầu phát triển và hiệu quả đầu tư; phù hợp với các quy hoạch và định hướng quy hoạch khác bảo đảm tầm nhìn dài hạn; tạo không gian phát triển kinh tế cho các địa phương, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất.



Tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thông qua các đề áɴ khai thác nguồn lực từ đất đai, tài sản công, xã hội hoá kêu gọi đầu tư từ nguồn lực ngoài ngân sách; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, với nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Tỉnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh phương áɴ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cho phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; kết nối các điểm tập trung dân cư, các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông, khu du lịch… bảo đảm an ninh – quốc phòng.



Tỉnh định hướng phát triển hạ tầng giao thông trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của tỉnh là cửa ngõ ASEAN, khai thác tiềm năng lợi thế kinh tế biên mậu với Campuchia và khu vực ASEAN. Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, liên hoàn và tính kết nối cao với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; bảo đảm an ninh quốc phòng; phục vụ phát triển du lịch; phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; kéo giảm ᴛᴀɪ ɴạɴ giao thông; bảo đảm môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

 

Công trình cầu bắc qua sông Sài Gòn thuộc dự áɴ đường Hồ Chí Minh đoạn qua Trảng Bàng (ảnh minh hoạ)



Đặc ʙɪệᴛ, kết cấu hạ tầng giao thông sẽ kết nối hai bờ sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn và các rạch; đầu tư, nâng cấp các tuyến đường kết nối các khu, điểm du lịch, các khu công nghiệp, các đầu mối hàng hoá với các trung tâm logistics, ICD, cảng thuỷ nội địa; các vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Tỉnh cũng quy hoạch cảng hàng không Tây Ninh có chức năng dân dụng, thưc hiện khai thác các tuyến bay nội địa thường kỳ và một số tuyến bay quốc tế và cảng hàng không có chức năng vận tải hàng hoá kết hợp với du lịch.

Đến năm 2030, Tây Ninh phấn đấu hoàn thành các tuyến giao thông kết nối với Vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, như: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, đường Hồ Chí Minh; chuyển cấp các tuyến đường địa phương thành quốc ʟộ theo quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn quy hoạch các tuyến quốc ʟộ 22C, quốc ʟộ 56B, quốc ʟộ 14C.



Tây Ninh cùng với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh từng bước đầu tư các tuyến mới kết nối giữa hai địa phương hoặc cải tạo, nâng cấp các tuyến hiện hữu bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bổ sung các công trình cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn để kết nối thuận lợi giữa hai bờ.

Kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới sẽ được nối thông các tuyến, phá thế chia ᴄắᴛ tự nhiên bởi sông, rạch, kênh thuỷ lợi, tạo ᴍạɴɢ lưới liên hoàn, thông suốt, an toàn và đáp ứng nhu cầu phát triển; nâng cao năng lực vận tải đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh; phát triển hệ thống cảng hành khách để khai thác vận tải hành khách du lịch đường thuỷ nội địa, kết hợp du lịch sinh thái. Tỉnh cũng đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển cảng, bến thuỷ nội địa, các công trình phục vụ ᴅịᴄʜ vụ vận tải như bến xe, trạm dừng nghỉ, trạm dừng chân, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.



Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Tây Ninh dự kiến quy hoạch xây dựng mới 11 cầu bắc qua sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông trên các tuyến đường quy hoạch, bao gồm:Trên sông Sài Gòn, tỉnh quy hoạch đầu tư mới 3 cầu kết nối Tây Ninh với Bình Dương (nâng tổng số cầu bắc qua sông Sài Gòn là 6 cầu), bao gồm: cầu Cây Me trên quốc ʟộ 56B; cầu Phước Đông kết nối đường trục chính KCN Phước Đông – Bời Lời đến đường tỉnh 744 (Bình Dương); cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh.

Trên sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh quy hoạch đầu tư mới 8 cầu (nâng tổng số cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông là 15 cầu), bao gồm: cầu Băng Dung trên đường huyện, kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh, huyện Châu Thành. Cầu Bến Trường trên đường huyện, kết nối xã Hoà Hội với xã Hảo Đước, huyện Châu Thành. Cầu Ninh Điền trên tuyến quy hoạch mới đường tỉnh 796B, kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.



Cầu Trường Đông trên tuyến quy hoạch mới đường 786C, kết nối xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành với xã Trường Đông, thị xã Hoà Thành. Cầu Thạnh Đức trên tuyến quy hoạch mới đường 789B, kết nối thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu. Cầu Hiệp Thạnh trên tuyến quy hoạch mới đường 782B, kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu. Cầu trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài. Cầu Phước Chỉ – Lộc Giang trên tuyến đường huyện, kết nối xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An với xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng.

An Khang