Skip to main content

2 anh trai làng Hải Dương phát tài nhờ trồng hoa giấy vườn đẹp như phim, khách vô chụp ảnh như đi hội

“Check in” miễn phí ở vườn hoa giấy nhiều màu sắc

Thời gian gần đây, ở thôn Lâu Động, xã Quang Thành có một vườn hoa giấy nhiều màu sắc thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh.

Vườn hoa giấy đó là của anh em Lê Văn Bộ (sinh năm 1987) và Lê Văn Bắc (sinh năm 1983). Vườn nằm cạnh nhà văn hóa thôn Lâu Động nên rất dễ tìm. Tuy ngày thường nhưng vườn vẫn náo nhiệt, bởi luôn có người ra vào. Ngoài lao động của nhà vườn, hàng xóm, khách đến tham quan, chụp ảnh và ᴍᴜᴀ cây.

Vườn hoa giấy của anh em nhà anh Lê Văn Bộ và Lê Văn Bắc ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) được chăm sóc tỷ mỷ, công phu. Ảnh: Nguyễn Việt.



Bắt chuyện làm quen với một thanh niên còn trẻ đang cùng vợ ngắm hoa, chụp ảnh cho nhau bên những chậu hoa giấy nhiều màu sắc, được biết, anh là Bùi Văn Phi Long trú tại phường Hiệp An, thị xã Kinh Môn. Anh Long cho biết, anh biết đến vườn hoa giấy này thông qua facebook của một người bạn. Nghe người bạn này nói vườn hoa có địa chỉ ở xã Quang Thành, gần nơi họ sinh sống nên 2 vợ chồng anh rủ nhau đến vườn hoa tham quan và chụp ảnh.

Anh Lê Văn Bộ đang chăm sóc, vệ sinh cho chậu hoa giấy tại thôn Lâu Động, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) . Ảnh: Nguyễn Việt.



 “Vườn hoa giấy rất đẹp, đến đây em cảm nhận được vẻ yên tĩnh, bình yên. Khuôn viên này mang lại giá trị tinh thần rất cao. Vườn hoa được hai anh chủ vườn sáng tạo rất tốt. Cây được tạo ra những tán hoa, vòm hoa, dáng cây độᴄ đáo, đặc sắc. Nhiều cây hoa giấy bon sai có gốc, rễ rất đẹp. Không phải ở đâu cũng có vườn hoa giấy đẹp thế này” – anh Long chia sẻ.

Anh Lê Văn Bộ đang hướng dẫn, trao đổi về kinh nghiệm chăm sóc hoa giấy với khách. Ảnh: Nguyễn Việt.

Dạo một vòng vườn hoa giấy Bắc Bộ, theo cảm quan, vườn trồng nhiều loại hoa giấy có màu khác nhau. Chủ vườn đã sắp đặt thành nhiều khu vực bài trí từ nhóm chậu hoa giấy khác nhau để du khách lựa chọn view chụp ảnh.



Trong đó có một số khu sẽ thu hút nhiều khách chụp ảnh như: Khu hoa giấy nhiều màu sắc, khu chậu giấy hình vòm cổng sắp đặt theo dáng uốn lượn và khu đặt hàng chậu giấy hình trái tim… Bởi những khu vực này sẽ tạo nên những bức ảnh đẹp, rực rỡ sắc màu hoặc sẽ tạo độ sâu cho bức ảnh. 

Trò chuyện với chủ vườn hoa là anh Lê Văn Bộ, được biết từ đầu năm 2022 đến nay, số người đến vườn chụp ảnh khá đông, đặc ʙɪệᴛ cuối tuấn thứ 7, Chủ nhật, vườn đón từ 50 – 70 lượt khách/ngày.

Du khách chụp nhiều ảnh, với nhiều tư thế chụp khác nhau bên khu vực trưng bày chậu hoa giấy nhiều sắc màu. Ảnh: Nguyễn Việt.



Ngoài khách trong huyện, trong tỉnh, gần đây, nhiều người dân ở các tỉnh lân cận cũng không quản xa xôi đến tham quan, chụp ảnh.

“Tất cả du khách đến đây đều được miễn phí tham quan, chụp ảnh. Chúng tôi muốn tạo thêm một điểm đến khác lạ cho người dân và du khách trải nghiệm” – anh Bộ cho hay.

Cú “bẻ lái” công việc bất ngờ

Sinh ra từ làng Lâu Động, lớn lên 2 anh em Lê Văn Bộ, Lê Văn Bắc lại theo đuổi những công việc khác nhau, chứ không ở nhà làm ruộng. Nhưng giờ 2 anh em họ lại trở thành những nông dân trồng hoa giấy ngay trên mảnh đất quê hương.

Trước đây, Lê Văn Bộ theo học Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, khoa Cơ khí. Khi ra trường Bộ lại làm việc trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Một công việc không có mối liên quan gì đến sở học.



Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực BĐS đã giúp Bộ được đi du lịch nhiều nơi. Năm 2016, trong những lần du lịch sang Trung Quốc, Thái Lan, anh thấy ở đây họ làm những vườn hoa giấy rất đẹp, nhiều màu sắc, thu hút rất đông khách du lịch. Vẻ đẹp của những cây hoa giấy cuốn hút anh, làm anh mê mẩn. Niềm yêu thích hoa giấy cũng xuất phát từ đó.

Du khách chụp nhiều ảnh, với nhiều tư thế chụp khác nhau bên khu vực trưng bày chậu hoa giấy nhiều sắc màu. Ảnh: Nguyễn Việt.

Sau những lần đó, Bộ về tìm hiểu về các loại hoa giấy, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa giấy, cách khiến cây giấy cho hoa vào lúc nào theo ý muốn… Rồi anh tìm hiểu về nguồn phân phối giống hoa giấy Thái Lan từ nước bạn.



Trong khi ngành BĐS đang “hot”, hấp dẫn đến mức khiến nhiều người từ bỏ các công việc khác để theo đuổi nghề BĐS. Họ làm với niềm tin “làm cả đời không bằng tiền lời lô đất”. Còn Bộ lại từ bỏ ngành BĐS, bởi niềm đam mê hoa giấy. Anh nhìn thấy cơ hội ᴋɪếᴍ tiền từ cây hoa này.

Du khách chụp ảnh bên khu hàng chậu cây giấy hình trái tim. Ảnh: Nguyễn Việt

Năm 2017, Bộ quyết định nhập giống cây giấy Thái Lan về bỏ mối cho các cơ sở trồng và kinh doanh hoa giấy ᴋɪếᴍ lời. Hồi đó giống hoa giấy Thái Lan khá đắt nhưng lại rất được những người yêu thích hoa, cây cảnh ưa chuộng nên hàng về đến đâu hết đến đấy.



Để chủ động cho việc kinh doanh cây hoa giấy, Bộ triển khai thuê đất để trồng. Anh đầu tư hơn chục tỷ đồng thuê đất ở Thái Bình và ở quê nhà Kinh Môn để trồng, rồi ᴍᴜᴀ chậu, nhập cây giống từ nước ngoài, lùng ᴍᴜᴀ những cây hoa giấy cảnh, bon sai ở trong nước.

Khi triển khai trồng các vườn hoa giấy ở quê nhà Quang Thành, thị xã Kinh Môn, vợ chồng anh trai Bộ là anh Lê Văn Bắc, chị Nguyễn Thị Dân cùng tham gia làm, quản lý, chăm sóc, ʙáɴ hàng cho vườn hoa giấy.

Lúc đó, anh Lê Văn Bắc đang làm công nhân mỏ ở Quảng Ninh đã xin nghỉ việc để về làm vườn cùng em trai. Vợ Bắc, chị Nguyễn Thị Dân cũng nghỉ công tác ở một trường học ở xã Quang Thành để cùng chồng và em chồng chuyên tâm làm vườn hoa giấy.



Chị Nguyễn Thị Dân tỷ mỉ với việc buộc từng cành hoa giấy vào khung sắt hình trụ cổng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Chị Nguyễn Thị Dân cho biết: “Lúc đầu em cũng băn khoăn lắm. Vì em công tác ở trong ngành cũng được hơn chục năm rồi, cũng rất yêu nghề. Quyết định nghỉ công tác cũng một phần vì kinh tế, đồng lương thấp, áp lực công việc lớn. Từ khi chuyển sang làm hoa giấy, em thấy cuộc sống tươi vui hơn, áp lực công việc ít hơn và thu nhập cũng cao hơn, lại góp phần làm đẹp cho đời”.

Hiện mô hình trồng và kinh doanh hoa giấy của 2 anh em Lê Văn Bộ, Lên Văn Bắc đã có tổng cộng 5 vườn hoa ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) với tổng ᴅɪệɴ tích hơn 30.000 m2.



Riêng ở thị xã Kinh Môn hiện có 3 vườn, 1 vườn ở nhà rộng 1200 m2, 1 vườn rộng 600 m2 và 1 vườn nằm cạnh nhà văn hóa thôn Lậu Động rộng 6000m2. Khu vườn này làm khu trưng bày các chậu cây hoa giấy thành phẩm để cho du khách đến chụp ảnh và làm nơi để giao ᴅịᴄʜ, ʙáɴ hàng.

Du khách chụp nhiều ảnh, với nhiều tư thế chụp khác nhau bên khu vực trưng bày chậu hoa giấy nhiều sắc màu. Ảnh: Nguyễn Việt.

Hiện, số cây hoa giấy từ cây phôi đến thành phẩm ở 5 vườn có trên 5 vạn cây, với 14 loại cây hoa giấy khau nhau có nguồn gốc từ Mỹ, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó chiếm 70% là các giống hoa giấy có nguồn gốc Thái Lan.



Anh Bộ chủ yếu phát triển giống cây hoa giấy này. Vì cây hoa giấy Thái Lan có nhiều màu sắc đẹp được những người yêu thích hoa, cây cảnh trong nước yêu thích.

Ngoài các dáng hoa giấy tự nhiên, chủ vườn còn tạo nhiều hình dáng, hình thù khác nhau như: vòm cổng, con công, con rồng, trái tim, lục bình… Tùy nhiều hình dáng, kích cỡ cây, giá ᴅᴀᴏ động từ 400 nghìn đồng đến 200 triệu đồng/cây, mỗi năm doanh thu của vườn đạt hơn 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi hơn 500 triệu đồng.

Ngoài các dáng hoa giấy tự nhiên, chủ vườn còn tạo hoa giấy thành nhiều hình dáng, hình thù khác nhau. Ảnh: Nguyễn Việt.

Ông Lương Văn Chiến, trưởng thôn Lâu Động cho biết, vườn hoa giấy của anh em Lê Văn Bộ, Lê Văn Bắc quá đẹp, tạo cảnh quan được nhiều người biết tới đến tham quan, chụp ảnh khiến cho làng quê Lâu Động vốn tĩnh lặng đã sôi động hẳn lên.



“Nếu vườn hoa giấy của anh Bộ, anh Bắc tiếp tục phát triển vừa góp phần làm đẹp cho quê hương, vừa góp phần tạo thêm một lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mới, đó là nghề trồng hoa giấy. Qua đó, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong thôn thì tốt quá. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ mô hình này” – ông Chiến cho hay.